Giáo án bài Ôn tập trang 79, 80 - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Ôn tập trang 79, 80 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Ôn tập trang 79, 80 - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Ôn tập trang 79, 80 mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của văn bản thơ lục bát: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần nhịp của thơ lục bát.
- Hiểu được các đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về bài thơ lục bát.
- Nắm được cách viết/trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của đoạn văn chia sẻ cảm xúc về bài thơ lục bát.
- Năng lực viết/ trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Vẻ đẹp quê hương
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 3.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm + Hoàn thành nội dung bài tập 1 theo bảng thống kê. + Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao về vần, nhịp, thanh điệu, ngôn ngữ.
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: |
I. Ôn tập văn bản - Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. - Việt Nam quê hương ta |
- Tóm tắt nội dung các văn bản đã học
Văn bản |
Nội dung |
Thể loại |
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương |
Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng. |
Ca dao |
Việt Nam quê hương ta |
Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam. |
Thơ lục bát |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS thảo luận theo nhóm và đưa ra những điều cần lưu ý để viết một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
I. Ôn tập viết |
- Đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát
Phương diện |
Đặc điểm |
Hình thức |
Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng. |
Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. |
|
Nội dung |
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát |
Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Học sinh tìm đọc thêm các văn bản cùng chủ đề về vẻ đẹp quê hương, đất nước.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |