Giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Bài viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong các bài ca dao đã đọc hoặc đã học, em thích nhất bài ca dao nào? Cảm nhận của em về bài ca dao đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhũng vần thơ lục bát ngọt ngào thường để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Làm sao viết được một đoạn văn đề ghi lại cảm xúc của minh sau khi đọc một bài thơ lục bát? Phẩn bài học sau đày sẽ hướng dẫn em thực hiện điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức kiểu bài
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: yêu cầu HS đọc lại, nhớ lại cổ tích định kể, những nội dung quan trọng của cổ tích mà khi kể lại không thể bỏ qua. - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. + Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
I. Tìm hiểu yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát 1. Đoạn văn - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bàn, biểu đạt một nội dung tương đòi trọn vẹn. - Về hình thức: đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. 2. Yêu cầu với đoạn văn - Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn. - Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát. - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ càm xúc. - Cấu trúc gồm có ba phần: + Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác già và càm xúc chung về bài thơ (câu chủ để). + Thân đoạn: trình bày càm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật cùa bài thơ. Làm rõ càm xúc bằng những hình ành, từ ngữ được trích từ bài thơ. + Kết đoạn: khẳng định lại càm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bàn thân. |
Hoạt động 2: Phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS qua sát bài mẫu trong SGK trang 75 và thảo luận theo nhóm, trả lời lần lượt các câu hỏi sau: + Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không? Dựa vào đâu em có thể xác định được? + Xác định phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn của đoạn văn. + Nội dung câu mở đoạn là gì? + Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày nội dung gì? Nhũng nội dung đó được người viết trình bày bằng những từ ngữ, câu văn nào trong đoạn? + Nội dung của câu kết đoạn là gi? + Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không? Cơ sở nào để em khẳng định điều đó? + Từ những nội dung vừa tìm hiểu, em hãy rút ra đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát. + Tiếp theo, cho HS đọc đoạn văn lần hai, trả lời các câu hỏi để hiểu rõ hơn đặc điểm của đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
II. Phân tích kiểu văn bản - Sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi”. - Bố cục gồm 3 phần: mở đoạn, thâ đoạn, kết đoạn: + Câu chủ đề nằm đầu đoạn văn. Nội dung: Bài ca dao gợi những cảm xúc về công cha, nghĩa mẹ + Thân đoạn: phân tích về nghệ thuật, nội dung của bài ca dao để làm rõ cho câu chủ đề. Đồng thời, sử dụng trích dẫn trong dấu ngoặc kép là những bằng chứng từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết. + Kết đoạn: nêu cảm nhận của người viết về bài ca dao. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu và thực hiện quy trinh viết
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS làm lần lượt theo các bước: + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). Gv hướng dẫn HS chọn bài thơ mà minh yêu thích, dựa vào những hướng dẫn trong SGK để xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu. + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập (trong Hồ sơ học tập) + Bước 3: Viết đoạn. GV nhắc HS khi viết cầm bám vào dàn ý, nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu, + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS tự đọc lại bài của minh và dùng bảng kiểm điểm để tự điều chỉnh đoạn văn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
III. Viết bài + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập + Bước 3: Viết đoạn. + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Trao đổi bài với các bạn cùng nhóm để góp ý cho nhanh dựa trên bảng kiểm . Việc chia sẻ đoạn văn sẽ được thực hiện trong giờ nói và giờ nghe.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập
Bảng kiểm
Các phần của đoạn văn |
Nội dung kiểm tra |
Đạt/chưa đạt |
Mở đoạn |
- Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. |
|
- Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc cua mình về bài thơ. |
||
- Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ. |
||
Thân đoạn |
- Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu. |
|
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bái thơ |
||
Kết đoạn |
Khẳng định lại câm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. |
|
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |