Giáo án bài Học thầy, học bạn - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Học thầy, học bạn Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Học thầy, học bạn - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Học thầy, học bạn mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận: các ý kiến, lĩ lẽ, bằng chứng trong VB, chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ bằng chứng.
- Tóm tắt được nội dung chính trong một Vb nghị luận có nhiều đoạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức học hỏi từ thầy cô và bạn bè để nâng cao hiểu biết của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ: Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè, có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Học tập là quá trình mỗi chúng ta thu nhận kiến thức từ sách vở, từ trong cuộc sống. Vậy bạn bè và thầy cô có tác động như thế nào đến quá trình học tập của mỗi chúng ta? Cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, NV2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS đọc đúng ngữ điệu cho phù hợp với văn nghị luận. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc và phầ Tri thức ngữ văn, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? + Đặc điểm của thể loại văn bản? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Thanh Tú 2. Tác phẩm II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: văn nghị luận + Là loại VB có mục đích nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề. Các yếu tốt trong văn nghị luận: + Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết. + Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế. 2. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu à với nhau: Nêu vấn đề: Học thầy hay học bạn? - P2: tiếp theo à từ các bạn: giải quyết vấn đề - P3: còn lại: kết thúc vấn đề |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu phầu nêu vấn đề Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Tác giả đã đặt vấn đề bằng cách nào? + Theo em, hiệu quả của cách đặt vấn đề ấy là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Tác giả dẫn hai câu tục ngữ - là những kinh nghiệm của cha ông được tổng kết từ ngàn đời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Tìm hiểu phần giải quyết vấn đề Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc vă bản, gạch chân những ý chính trong đoạn văn. Thảo luận theo nhóm theo phiếu học tập sau, chỉ rõ những lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu trong văn bản. Câu hỏi gợi dẫn: + Các ý kiến được tác giả nêu ra trong phần nào của đoạn văn? + Các dẫn chứng được được đưa ra nhằm mục đích gì? Có phù hợp không? + Các từ “mặt khác”, “hơn nữa” có tác dụng gì trong văn bản? + Em có nhận xét gì về các lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đưa ra. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Tác giả đã nêu ý kiến ở câu đầu của văn bản. - Các dẫn chứng đưa ra nhằm giải thích cho lí lẽ của người viết. - Các từ “mặt khác”, “hơn nữa” tạo nên sự liên kết nối các đoạn văn, làm cho văn bản có tính liên kết, phát triển mạch văn theo hướng mở rộng hoặc đối nghịch với những ý đã có trước đó. - Các lí lẽ, dẫn chứng ngắn gọn, chọn lọc, cụ thể và có tính xác thực. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Nếu như ở phần đặt vấn đề, tác giả nêu lên ý kiến giữa việc học từ thầy cô hay học từ bạn bè quan trọng hơn thì phần giải quyết vấn đề, tác giả đã đưa ra ý kiến và những lí lẽ, dẫn chứng để trình bày quan điểm của mình. Học từ thầy quan trọng nhưng học từ bạn cũng rất cần thiết. Lời lẽ ngắn gọn, xúc tích đã góp phần thể hiện rõ quan điểm của tác giả. NV3: Tìm hiểu Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: Phần cuối văn bản, tác giả đã nêu ra nhận định gì? + Hình ảnh so sánh:”vai trò của người thầy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối còn bạn là những người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức” giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: |
3. Phân tích 3.1. Nêu vấn đề: Học thầy hay học bạn - Tác giả dẫn chứng bằng hai câu tục ngữ của cha ông ta nói về vai trò của việc học từ thầy cô và bạn bè. ⇒ hai câu có cách hiểu trái ngược nhau 3.2. Giải quyết vấn đề a. Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng – Lí lẽ: Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. - Dẫn chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nổi tiếng thế giới nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công. b. Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết. - Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. - Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. - Những lí lẽ, dẫn chứng ngắn gọn, chọn lọc, cụ thể à tính thuyết phục của văn bản. 3.3. Kết thúc vấn đề - Tác giả nêu ra kết luận: hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung nghĩa cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. ⇒ học thầy và học bạn đều quan trọng, giúp chúng ta hiểu mọi vấn đề được sâu sắc và toàn diện hơn. |
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung văn bản + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
III. Tổng kết 1. Nội dung - VB bàn về vấn đề tầm quan trọng của việc học từ thầy cô giáo và học từ bạn bè. 2. Nghệ thuật - Phương thức biểu đạt: nghị luận. - Các lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Hãy tóm tắt lại văn bản nghị luận theo sơ đồ bài tập 5 (trang 43) vào vở. Trao đổi cùng bạn để chỉnh sửa lỗi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm các câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ |
||||
Ý kiến 1:……….. |
Ý kiến 2:…….. |
|||
Lí lẽ …………. …………. |
Bằng chứng …………… ……………. |
Lí lẽ ………… ………… |
Bằng chứng ………….. …………. |
|
|
|
|
|
|