Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 47 - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 47 - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 47 mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được từ mượn, trình bày cách sử dụng từ mượn.
- Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và có yếu tố Hán Việt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện từ mượn, yếu tố hán Việt và chỉ ra tác dụng của từ mượn.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Hãy quan sát các hình ảnh sau, ở cửa hàng quần áo người ta thường sử dụng vật dụng gì để trưng bày quần áo?
⇒ Đáp án: tượng mẫu
- GV: Ngoài những tên gọi trên, chúng ta còn dùng tiếng nước ngoài để gọi tên chúng? Em hãy chỉ ra các tên gọi đó?
- Tên gọi khác: Ma-nơ-canh
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những tên dùng gọi các đồ vật trên là loại từ nào, nguyên tắc sử dụng chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được công dụng của từ mượn và yếu tố hán việt.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu từ mượn Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ: Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng ... - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời, có thể sử dụng từ điển: Giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu văn? - GV đưa ngữ liệu lên bảng phụ và đặt câu hỏi cho HS: Trong số các từ này, từ nào là từ được mượn của tiếng Hán, từ nào được mượn của ngôn ngữ khác? Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. - GV nêu tiếp yêu cầu, từ đó em hãy rút ra: Từ mượn là gì? Tiếng Việt mượn từ từ đâu? Tại sao chúng ta phải vay mượn tiếng nước ngoài? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: + Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ = 3,33m, ở đây được hiểu là rất cao. + Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (Tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung) - Phân loại + Mượn tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gan. + Mượn ngôn ngữ khác (Mượn của ngôn ngữ Ấn Âu): Tivi, xà phòng, buồm, mít tinh, điện, ga, bơm, Xô Viết, Ra-đi-ô, In-tơ-net. - Từ mượn là những từ mượn từ tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Tìm hiểu yếu tố Hán Việt Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS: trong tiếng việt, có một số lượng lớn các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. - GV giao bài tập, HS thảo luận theo nhóm: Hãy ghép các yếu tố hán việt sau để tạo ra từ + Hải + Thủy + Gia - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - Hải: hải sản, hải quân, lãnh hải… - Thủy: thủy sản, thủy lợi, thủy quân… + Gia: gia đình, gia tộc, gia sản… Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Gv bổ sung: - Hát hay không bằng hay hát - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiề |
+ Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ = 3,33m, ở đây được hiểu là rất cao. + Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn 2. Nhận xét - Tiếng việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình. - Tiếng việt mượn từ của tiếng hán và một số ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga…. II. Yếu tố Hán Việt 1. Xét ví dụ - Hải: hải sản, hải quân, lãnh hải… - Thủy: thủy sản, thủy lợi, thủy quân… + Gia: gia đình, gia tộc, gia sản… 2. Nhận xét - Các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 theo nhóm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, các tổ tìm trong thời gian 5 phút và tổ nào tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 7 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng việt để tra nghĩa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV giao bài tập về nhà: bài 4,5,6,/ trang 49 |
Bài tập 1/ trang 47 - Từ mượn tiếng Hán là: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung. - Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xit, ba-zơ. Bài 2/ trang 34 - Khi các hiên tượng như email, video, internet được phát minh, tiếng Việt chưa có từ vựng để biểư đạt những hiện tượng này. Do đó, chứng ta mượn các từ này để phục vụ cho giao tiếp, qua đó làm giàn có, phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt. Bài 3/ trang 34 - Người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên lễ tân đã lạm dụng từ mượn trong giao tiếp. Bài học rút ra là khi giao tiếp, cần tránh lạm dụng từ mượn. Chúng ta chỉ nên dùng từ mượn khi không có từ tiếng Việt tương đương để biển đạt. Bài 7/trang 48 a. thiên trong thiên vị: nghiêng, lệch; thiên trong thiên văn: trời; thiên trong thiên niên ki: một nghìn. b. hoạ trong tai hoạ: điều không may xảy tới; hoạ trong hội hoạ: nghệ thuật tạo hình, dùng màu sắc, đường nét để mô tả sự vật, hình tượng; hoạ trong xướng hoạ: hát hoà theo. c. đạo trong lãnh đạo: chỉ đạo; đạo trong đạo tặc: ăn trộm, ăn cắp; đạo trong địa đạo: con đường. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiề góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.
GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu HS đảm bảo các yêu cầu của đề bai
GV nhận xét, đánh giả và gợi ý hướng chỉnh sửa.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |