Giáo án bài Giọt sương đêm - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Giọt sương đêm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Giọt sương đêm - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Giọt sương đêm mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Giọt sương đêm.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Giọt sương đêm.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị đã được phân công từ tiết trước và trinh bày: Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, là nơi có vòng tay yêu thương, bao bọc của gia đình, bạn bè, xóm làng. Khi trưởng thành, chúng ta khao khát được đi xa để khám phá những chân trời mới và rồi khi giật mình nhớ lại, đã bao lâu ta chưa trở về quê hương? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản về được lồng ghép trong tiếng nói của những loài vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1:- GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Đức Tiến và văn bản Giọt sương đêm. NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc, phân vai để học sinh đọc. Chú ý giọng điệu của các nhân vật. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu vă bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, hãy sắp xếp các ý sau để hoàn thành phần tóm tắt VB. Theo em, sự việc nào là quan trọng nhất trong các sự việc dưới đây? a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy. c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ. d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ. e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc. - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: chạng vạng, xoàng xĩnh, đích thị, sấp ngửa - GV đặt tiếp câu hỏi: + Văn bản được sáng tác theo thể loại nào? Hãy nhắc lại đặc trưng thể loại thể hiện qua VB? + Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Trần Đức Tiến - Năm sinh: 1953 - Quê quán: Hà Nam - Chủ đề sáng tác: ông viết nhiều truyện ngắn cho thiếu nhi. 2. Tác phẩm - In trong tập Xóm bờ Giậu, năm 2018 3. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện đồng thoại - Ngôi kể: ngôi thứ bba |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Bọ Dừa
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu nhận vật Bọ Dừa khi đến xóm Bờ Giậu - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Nhân vật xuất hiện trong thời gian, hoàn cảnh như thế nào?Mục đích của Bọ Dừa khi đến xóm Bờ Giậu? + Khi được Thằn Lằn gợi ý ở nhà của mình, thái độ của Bọ Dừa ra sao? + Bọ Dừa đã chọn nơi ở qua đêm là nơi nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Thời gian: chạng vạng tối - Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm. - Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu nhận vật Bọ Dừa trong đêm ngủ lại xóm BG GV đặt câu hỏi: + Trong đêm ngủ dưới vòm trúc, Bọ Dừa đã nghe được những thanh âm gì? + Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? + Điều gì khiến Bọ Dừa rùng minh, tỉnh giấc? + Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn này? Những thanh âm đó gợi ra điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhận vật Bọ Dừa a. Khi đến xóm Bờ Giậu - Thời gian: chạng vạng tối - Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm. - Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ. - Bọ Dừa chọn nơi để ngủ: dưới vòm trúc. b. Trong đêm ngủ ở xóm Bờ Giậu - Những thanh âm: lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả, tiếng Tắc Kè gọi cửa, tiếng Ốc Sên đi làm về. tiếng thở dài của gió, tiếng rơi của sương. - Nghệ thuật nhân hóa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc. ⇒ những âm thanh rất thân quen với làng quê. - Tác giả có sự quan sát tỉ mỉ, rất tinh tế và am hiểu về đời sống các loài vật. c. Sáng hôm sau khi tỉnh giấc tại xóm Bờ Giậu - Hành động, trạng thái: ăn mặc chỉnh tề, cảm thấy hài lòng sau một đêm mất ngủ. - Lí do muốn trở về quê: giọt sươngà khiến ông sực nhớ quê nhà. - Những âm thanh, hình ảnh trong đêm mất ngủ đã gợi nhắc BD về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu các nhân vật ở xóm Bờ Giậu
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu nhân vật Thằn Lằn - GV đặt câu hỏi: + Nhân vật Thằn Lằn xuất hiện trong hoàn cảnh nào? + Thằn Lằn đã làm gì khi biết có vị khách lạ đến xóm? + Qua các cuộc hội thoại với Bọ Dừa và cụ giáo Cóc, em nhận thấy Thằn Lằn có tính cách như thế nào? NV2: Tìm hiểu nhân vật cụ giáo Cóc + Tìm đoạn văn nói về sự am hiểu của cụ giáo Cóc về loài Cánh Cứng?Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn đó và điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại? + Em hiểu gì về lời nói của cụ giáo Cóc với Thằn Lằn “Chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương.” + Qua những lời nói của cụ giáo Cóc, em có nhận xét gì về nhân vật này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: NV1: - Thằn Lằn xuất hiện khi Bọ Dừa đến tìm chỗ ngủ trọ qua đêm. - TL đã thông báo cho cụ giáo Cóc là trưởng thôn. - Thằn Lằn niềm nở, thân thiện với vị khách; tỏ thái độ lễ phép, coi trọng người lớn tuổi trong xóm với cụ giáo Cóc NV2: - Cụ giáo Cóc: am hiểu về loài Cánh Cứng - Cụ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
2. Nhân vật Thằn Lằn - Niềm nở, thân thiện, nhiệt tình với vị khách đến xóm của mình. - Có thái độ 3. Cụ giáo Cóc - Là trưởng thôn , am hiểu mọi vấn đề ở trong cuộc sống. - Lời nói của cụ giáo Cóc cũng chính là thông điệp của tác giả muốn nói: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. |
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Nội dung: Văn bản kể lại một đêm mất ngủ của Bọ Dừa tại xóm Bờ Giậu. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên. - Ý nghĩa: Hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống mà con người vốn dễ lãng quên. 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn và sinh động. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau để nhận biết: đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện qua VB Bài học đường đời đầu tiên và Giọt sương đêm
Đặc điểm truyện cổ tích và truyện đồng thoại
Đặc điểm |
Truyện cổ tích |
Truyện đồng thoại |
Nội dung phản ánh |
||
Nhân vật |
||
Cốt truyện |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Hãy viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng nêu suy nghĩ của em.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Phiếu bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập: Đặc điểm truyện cổ tích và truyện đồng thoại
Đặc điểm |
Truyện cổ tích |
Truyện đồng thoại |
Nội dung phản ánh |
||
Nhân vật |
||
Cốt truyện |