Giáo án bài Việt Nam quê hương ta - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Việt Nam quê hương ta Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Việt Nam quê hương ta - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Việt Nam quê hương ta mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số đặc điểm của thể thơ lục bát qua văn bản: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần nhịp của thơ lục bát.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Việt Nam quê hương ta.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Việt Nam quê hương ta.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV mời cả lớp cùng lắng nghe giai điệu của bài hát Việt Nam quê hương tôi
https://www.youtube.com/watch?v=dKjClVnb5H0&ab_channel=Tuy%E1%BA%BFtNgaOfficialTuy%E1%BA%BFtNgaOfficial
Em có cảm nhận gì về cảnh đẹp thiên nhiên, con người VN qua bài hát?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước Việt Nam không chỉ có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà con người cũng được ngợi ca bởi những phẩm chất được gìn giữ và phát huy qua hàng ngàn năm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vần thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi để làm rõ những nét đẹp của quê hương, đất nước ta.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1:- GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi và văn bản Việt Nam quê hương ta? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: chú ý cách ngắt nhịp, giọng điệu ca ngợi, tự hào về quê hương của tác giả. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu thể thơ, bố cục - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Hãy nhắc lại đặc trưng thể thơ thể hiện qua bài thơ? + Bài thơ thể hiện được những vẻ đẹp nào của quê hương, đất nước? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Đình Thi - Năm sinh – năm mất: 1924-2003 - Quê quán: Hà Nội - Chủ đề sáng tác: Ca ngợi quê hương là một chủ đề quan trọng trong thơ ông. 2. Tác phẩm - Trích Bài thơ Hắc Hải (1955-1958) 3. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể thơ: lục bát 4. Bố cục: 2 phần - Phần 1: vẻ đẹp thiên nhiên (4 câu đầu) - Phần 2: vẻ đẹp con người (còn lại) |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên qua 4 câu đầu Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng có dịp quan sát cánh đồng lúa chưa? Cảm nhận của em thế nào? - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, điền vào bảng phụ + Nhóm 1,3: Chỉ ra đặc trưng thể thơ lục bát thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp.
+ Nhóm 2,4: Chỉ ra hình ảnh tiêu biểu và những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng, từ đó chỉ ra tác dụng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS điền vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu vẻ đẹp con người - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm điền vào phiếu học tập sau: Vẻ đẹp con người VN được thể hiện qua những
+ Nhận xét nghệ thuật của bài thơ? + Chỉ ra nghệ thuật tu từ và tác dụng của các hình ảnh thơ:
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên . + Qua đó, em nhận thấy tác giả dành những tinh cảm gì với quê hương, đất nước? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Qua cách nhìn của nhà thơ, người lao động VN hiện lên với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, lam lũ và chất phác bên đồng ruộng, làng quê. Họ chân chất, hiền lanh như củ khoai, hạt lúa. Thế nhưmg, khi chiến tranh xảy ra, bờ cõi quê hương bị kẻ thù đe dọa, họ sẵn sàng gác lại mọi việc, để lại sau lưng là gia đinh làng quê để lên đường chiến đấu. Những đôi tay chỉ quen với cuốc, với cày nay cầm gươm súng ra trận. Và rồi chiến tranh kết thúc, đất nước binh yên, họ trở lại với lao động, những bàn tay say sưa, kheo léo trong lao động và một lòng thủy chung, son sắt trong tình yêu đôi lứa, tinh yêu đất nước. NV3: Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản, - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Vẻ đẹp thiên nhiên - Gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên từ vùng núi cao đến đồng bằng bao la, mênh mông, rộng lớn, - Hình ảnh “biển lúa” gợi ra sự giâu đẹp, trù phú của quê hương. - Nghệ thuật: so sánh kết hợp đảo ngữ, ẩn dụ bao quát bức tranh thiên nhiên rộng lớn. 2. Vẻ đẹp con người - Vất vả, cần cù trong lao động: chịu nhiều đau thương, vất vả in sâu gắn liền với đồng ruộng. - Kiên cường, anh dũng trong chiến đấu nhưng rất đỗi hiền lanh, giản dị, chất phác. - Vẻ đẹp thủy chung, son sắt: yêu ai yêu trọng tấm tinh thủy chung. - Vẻ đẹp khéo léo, chăm chỉ trong lao động: tay người như có phép tiên - Nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh nhằm khắc họa, tô đậm vẻ đẹp của co người Việt Nam. ⇒ Thể hiện niềm tự hào, yêu mến của tác giả và trân trọng những III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam: cần cù, chịu khó, kiên cường, dũng cảm, thủy chung, tài hoa. - Thể hiện sự tự hào, trân trọng, yêu mến của tác giả với những vẻ đẹp của quê hương, con người Việt Nam. 2. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc. - Nghệ thuật tu từ so sánh, hoán dụ, ẩn dụ |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy chỉ ra những vẻ đẹp được tác giả khắc họa qua bài thơ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp con người được gợi ra từ bài thơ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Phiếu bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập: Tìm hiểu vẻ đẹp của con người Việt Nam
Vẻ đẹp của con người VN |
Từ ngữ, hình ảnh |
Tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh ấy |
|
Vẻ đẹp thứ nhất |
Vất vả, cần cù trong lao động |
Mặt người vất vả in sâu |
Gợi tả những vất vả, lam lũ của người nông dân. |
Vẻ đẹp thứ hai |
Kiên cường, mạnh mẽ, anh hùng trong chiến đấu |
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên |
Gợi tả sự kiên cường, mạnh mẽ, dũng cảm của người dân. |
Vẻ đẹp thứ ba |
Thủy chung, son sát, khéo léo, chăm chỉ |
Yêu ai yêu trọng tấm lòng thủy chung, tay người như có phép tiên,; trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. |
Gợi tả sự khéo léo, chăm chỉ, tài hoa và tấm lòng son sắc, thủy chung. |