Giáo án bài Thương nhớ bầy ong - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Thương nhớ bầy ong Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Thương nhớ bầy ong - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Thương nhớ bầy ong mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
1. Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?
2. Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Không chỉ khi chia ta bạn bè, người thân mới khiến chúng ta buồn và cảm thấy hụt hẫng. Những vật tưởng chừng như vô tri, vô giác nhưng khi chúng ta gắn bó lâu mà phải chia xa cũng đều khiến chúng ta cảm thấy mất mát như chính một phần trong tâm hồn mình, Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để cảm hận rõ hơn tình cảm của tác giả qua VB Thương nhớ bầy ong của Huy Cận.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, chú ý thể hiện được tâm trạng của nhân vật. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - Giải nghĩa từ khó: ong chúa, cày ải, linh hồn, ám ảnh NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Bức tranh cuộc sống được miêu tả qua cảm nhận của ai? Theo ngôi kể nào? + Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? + Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Thuộc thể loại hồi kí vì kể lại những sự việc mà người viết chứng kiến trong quá khứ. + Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất) + Hình thức ghi chép và cách kể sinh động, hấp dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Cù Huy Cận (1919 –2005) - Quê quán: Hà Tĩnh - Ông là nhà thơ nổi tiếng từ trước CMT8/1945 2. Tác phẩm - VB được trích từ Hồi kí song đôi. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: hồi kí - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”. - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả. 2. Bố cục:2 phần - P1: từ đầu đến "cày ải": Giới thiệu về bầy ong - P2:còn lại: Kể về một lần chứng kiến ong trại và những suy tư, cảm xúc của tác giả. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu giới thiệu về bầy ong
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Tác giả đã kể về sự việc gì trong phần 1 của văn bản? + Tác giả đã giải thích về ong “trại” như thế nào? + Qua đó, em có nhận xét gì về cách quan sát, những hiểu biết về thiên nhiên của tác giả? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Tác giả đã nhớ lại sự việc từ tuổi thơ: gia đình nuôi ong, ban đầu nuôi nhiều. Sau khi ông mất, nuôi ong ít hơn. - “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Bầy ong như những người bạn gắn bó với cậu bé trong những chiều quê vắng lặng. Vì vậy, tác giả thích thú, say mê ngắm đàn ong. |
3. Phân tích 3.1. Giới thiệu về bầy ong - Nhân vật nhớ về kí ức khi gia đình còn nuôi ong. - “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản. ⇒ Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, sự am hiểu về đời sống của bầy ong. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về những suy tư, cảm xúc của tác giả
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, HS tiếp tục thảo luận theo nhóm: + Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong? + Em hiểu thế nào về câu nói của tác giả “những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến”? + Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật tôi trong VB? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Khi chứng kiến đàn ong bỏ đi, nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi đã diễn tả nỗi buồn thể hiện qua các câu văn: + Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tạnh của chiều quê, của không gian. + Tôi nhìn theo, buồn không nói được. + Tôi buồn đến nối khóc một mình, nghe lòng bị ép lại. + Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Đàn ong bay đi như mang theo cả tâm hồn và những gì thân thuộc nhất với cậu, Cái cảm giác nhìn bàn đàn ong bay lên cao mãi mà chẳng thể níu giữ được đã để lại trong nhân vật một khoảng trống mênh mông, vô định, buồn không thể cất thành lời. Cậu bé cảm nhận giống như một phần tâm hồn, tinh thần của mình đã bị san sẻ đến nơi khác. Và cậu nhận ra rằng những vật vô tri vô giác, dù nhỏ bé tầm thương như chiếc giá đặt đõ ong hay chậu nước con con ở chân giá cũng có tâm hồn và khiến chúng ta yêu mến. Hãy trân trọng thiên nhiên như trân trọng chính mình. |
3.2. Những suy tư, cảm xúc của tác giả - Khi chứng kiến ong trại: nhân vật thể hiện tâm trạng buồn thương, tiếc nuối mà không thể làm gì được, giống như phải san sẻ một phần trong chính tâm hồn mình. - Thể hiện tình cảm của cậu bé với bầy ong, đó là sự yêu thương, nhớ tiếc bầy ong bằng cả trái tim, thật chân thành, sâu sắc và cảm động. ⇒ một tâm hồn nhạy cảm, chất chứa nhiều cảm xúc. |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - VB kể về một lần chứng bầy ong bỏ đi và qua đó thể hiện cảm xúc buồn thương da diết, lưu luyến của tác giả với chúng. - Những vật tưởng chừng như vô tri vô giác cùng đều mang tâm hồn và gắn bó với con người . 2. Nghệ thuật - Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, miêu tả tự nhiên, và hấp dẫn. - Lời văn giàu hình ảnh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời:
1. Qua các văn bản Lao xao ngày hè và thương nhớ bầy ong, em hãy chỉ ra các đặc điểm của thể loại hồi kí?
2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.
Gv hướng dẫn HS quan sát bảng phụ và so sánh đoạn văn vừa lược bỏ với đoạn nguyên văn, tìm ra sự khác biệt về thông tin. Nếu lược bỏ thì câu văn sẽ mất đi điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Đáp án:
+ Việc bỏ các cụm từ “sau này” và ‘"ngày thơ bé” sẽ làm cho việc ghi chép kể lại sự việc cùa VB hồi kí trở nên mơ hồ, không thể hiện đúng điều tác giả muốn nói.
+ Các từ ngữ chỉ thời gian (cũng như chỉ không gian) trong hồi kí có tác dụng: làm cho sự việc, bối cảnh, diễn tiến cùa sự việc cũng như tâm trạng, tình cảm, hành động của người kể chuyện và các nhân vật trờ nên xác đinh, xác thực.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Đọc Thương nhớ bày ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
GV nhắc HS nhớ lại cách hiểu về “người kể chuyên xưng tôi” trong hồi ki trong mục Tri thức đọc hiểu. Từ việc xác định cách hiểu về người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi ki GV hướng HS đến kết luận:
Nhân vật “tôi” trong Thương nhớ bầy ong là Huy Cận nhưng là Huy Cận của “ngày thơ bé”, có những điểm khác với Huy Cận “sau này” về “tuổi tác, nhận thức, quan niệm”. Đó chỉ là hình ảnh tuổi thơ của tác giả Huy Cận. Cũng như nhân vặt “tôi” trong Lao xao ngày hè chỉ là hình ảnh tuổi thơ của tác giả Duy Khán.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |