Giáo án bài Lẵng quả thông - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Lẵng quả thông Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Lẵng quả thông - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Lẵng quả thông mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu con người, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động Chiếc hộp bí mật, mỗi HS 1 tờ giấy nhỏ ghi câu trả lời cho câu hỏi sau:
Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi?Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn?
Nội dung các câu trả lời sẽ được mở vào cuối giờ học.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Em có cảm thấy háo hức khi nhận một món quà hay chờ đợi một câu trả lời từ các bạn không? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một câu chuyện của cô bé Đa-ni khi nhận được món quà đã cảm thấy đầy bất ngờ và xúc động.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, NV2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS cách ngắt nhịp đọc, các đọc tên các nhân vật, địa danh. GV tổ chức cho HS đọc phân vai, có thể phân thành các vai chính, lưu ý giọng đọc các nhân vật khác nhau. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV giải nghĩa một số từ khó: đêm trắng, kẻ ba hoa, mục đồng, tuyệt mĩ NV3: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc và phầ Tri thức ngữ văn, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? + Hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại văn bản? + Tóm tắt các sự việc chính xảy ra trong truyện? Từ đó xác định bố cục VB? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Thanh Tú - Năm sinh – năm mất: 1892-1968 - Nơi sinh: Mát-xcơ-va (Nga) - Lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu của con người Nga. 2. Tác phẩm - Trích trong tập Chiếc nhẫn bằng thép. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện 2. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu à hôn vào đầu chồng: Đa-ni chuẩn bị trang phục đi nghe hòa nhạc cùng cô Mac-đa và chú Nin-xơ. - P2: tiếp theo à vag dội như sấm: Đa-ni bất ngờ đón nhận món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc hứa tặng cô 10 năm trước. - P3: còn lại: Cảm xúc, suy nghĩ của cô sau khi đón nhận món quà |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||
NV1: Tìm hiểu Đa-ni chuẩn bị trang phục đi nghe hòa nhạc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Dựa vào phần tóm tắt đầu truyện, hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật Đa-ni? + Đa-ni đi nghe nhạc vào thời gian, địa điểm nào? + Ngoại hình của Đa-ni được miêu tả như thế nào? + Bà Mac-đa và ông Nin-xơ đã nhận xét thế nào về Đa-ni khi cô mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ, màu đen? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Đa-ni là con gái của người gác rừng, khi cô 8 tuổi đã gặp nhà soạn nhạc Gờ-ríc và ông hứa sẽ tặng cô một món quà thú vị nhưng phải mười năm sau nữa cô mới được nhận. Năm 18 tuổi, Đa-ni học xog trung học, cha của cô cho cô về chơi với bà Mac-đa, bà Mac-đa muốn đưa cô đi nghe hòa nhạc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu tâm trạng của Đa-ni khi nhận món quà Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc văn bản, thảo luận theo nhóm gạch chân những chi tiết miêu tả cảm xúc, hành động của Đa-ni trong quá trình nghe bản nhạc. + Từ đó, em hãy rút ra nhận xét về nhân vật Đa-ni + Món quà mà nhạc sĩ Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Lời hứa về món quà khi Đa-ni 8 tuổi có lẽ đã bị Đa-ni lãng quên, thậm chí còn có ý trách người nhạc sĩ “chả lẽ suốt cuộc đời, bác chỉ làm được có dăm sáu thứ đồ chơi thôi sao?”. Vậy nhưng người nhạc sĩ đã giữ lời hứa, món quà mà Đa-ni phải chờ đợi đến 10 năm mới được nhận, Một bản nhạc tuyệt vời được viết riêng cho cô gái nhỏ xách lẵng thông năm nào, điều ấy đã khiến cho cô vô cùng xúc động. Bản nhạc ấy đã đưa cô về tuổi thơ nơi cánh rừng êm đềm với những âm thanh của đồng quê. Âm nhạc đã dẫn cô đến với xứ sở kì diệu, nơi không còn nỗi buồn, không có ai cướp giật hạnh phúc của nhau, nơi mặt trời rực rỡ. Âm nhạc có sức mạnh kì diệu, đã giúp con người nhận ra được những giá điều tuyệt mĩ. Chính những cảm xúc tuyệt vời ấy khiến Đa-ni muốn được gặp nhạc sĩ để nói lời cảm ơn, cô trân trọng món quà mà vị nhạc sĩ đã dành tặng. |
3. Phân tích 3.1. Nhân vật Đa-ni a. Đa-ni chuẩn bị trang phục đi nghe hòa nhạc - Thời gian, địa điểm buổi hòa nhạc: tháng sáu, tổ chức ngoài trời ở công viên thành phố. - Ngoại hình: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị, hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng. ⇒ cô gái xinh đẹp, trong sáng b. Tâm trạng của Đa-ni khi nhận món quà - Khi nghe người dẫn chương trình nhắc đến tên, Đa-ni đã rất bất ngờ và xúc động. ⇒ Đa-ni là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động. - Bản nhạc bắt đầu, cô đã lắng nghe thấy nhiều âm thanh, cô tưởng tượng về quê hương với khu rừng, tiếng tù và, tiếng sóng,,,, ⇒ tâm hồn mơ mộng, tinh tế, giàu trí tưởng tượng, giàu cảm xúc. - Bản nhạc đã giúp Đơ-ni nhận được cái đẹp, cái tuyệt mĩ trong cuộc sống. - Trog khi nghe bản nhạc và sau khi nhận món quà mà nhạc sĩ Gờ-ric tặng, Đa-ni đã vô cùng xúc động và muốn gửi lời cảm ơn đến người nghệ sĩ đã mất. - Ý nghĩa của món quà với Đa-ni: + Đánh thức tâm hồn Đa-ni những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên quê hương và thời thơ ấu. + Giúp Đa-ni nhận ra tình yêu, lòng nhân hậu mà nhạc sĩ dành cho cô. + Giúp Đa-ni cảm nhận rõ rệt tình yêu cuộc đời, lòng biết ơn, giúp cô sống một cuộc đời có ý nghĩa. ⇒ thể hiện sự trân trọng, biết ơn của Đa-ni với giá trị của món quà đã mang lại cho mình. |
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy hắc lại khái niệm về đề tài, chủ đề của truyện. Từ đó, nhận xét về đề tài và chủ đề của văn bản Lẵng quả thông. + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
III. Tổng kết
- Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người. 2. Nghệ thuật - Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm - Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện sự quan sát và miêu tả tâm lí nhận vật tinh tế. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động mở Chiếc hộp bí mật theo các bước:
+ Bước 1: GV mở chiếc hộp đựng các tờ giấy ghi chia sẻ ban đầu của HS, yêu cầu các em nhận lại tờ giấy đó của mình.
+ Bước 2: HS đọc lại nội dung chia sẻ mà em đã viết , tiếp tục viết vào tờ giấy (bằng mực đỏ) những suy nghĩ của em về cách cho và cách nhận một món qụà dựa trên trải nghiệm cá nhân (hoạt động trước khi đọc) và cách nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng quà, cách Đa-ni nhận quà trong truyện Lẵng quả thông.
+ Bước 3: HS chia sẻ ý kiến vói càc bạn trong nhóm, các nhóm thống nhất ý kiến về cách cho và nhận một món quà.
+ Bước 4: GV mời một vài nhóm HS đại diện trinh bày kết quả.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
GV đưa ra một số phương án:
- Cách cho đi một món quà:
+ Đặt cả tấm lòng và tinh cảm hoặc những lời chúc tốt đẹp hong món quà trao cho người khác.
+ Giá trị món quà trao đi nhiều khi không cần là vật chất mà là một niềm vui, sự yêu thương, một sàn phẩm tinh thần,...
+ Cách tặng quà quan họng hơn món quà, vi vậy, hãy chỉ tặng món quà khi người nhận hiểu giá trị cùa quà tặng đó.
- Cách nhận một món quà:
+ Nhận món quà với thái độ trân trọng tấm lòng của người tặng quà.
+ Nhận món quà với lòng biết ơn.
+ Nhận món quà với ý thức gìn gìn, nâng niu hoặc có những thái độ, hành động làm tăng lên giá trị, ý nghĩa cùa món quà.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập
Diễn biến |
Cảm xúc, hành động của Đa-ni |
Trước khi bản nhạc bắt đầu |
|
Khi bản nhạc diễn ra |
|
Sau khi kết thúc bản nhạc |