Giáo án bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng biện pháp động não, yêu cầu HS liệt kê những yếu tố làm nên một bài nói hấp dẫn, thu hút người nghe.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau chia sẻ về cảm xúc khi đọc một bài thơ bát.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: xác định yêu cầu của đề tài, thời gian nói - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã viết, xác định các ý và liệt kê các ý bằng các gạch đầu dông, ghi cụm từ chính. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. + Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định mục đích nói và người người nghe. - Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện |
Hoạt động 2: Luyện tập và trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói. - GV lắng nghe, quan sát và góp ý cho bài trình bày của các em. GV nên tranh làm các em mất tự nhiên khiến các em có tâm lí e ngại trinh bày. - Các nhóm cử 1-2 đại diện lên trinh bày. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
3. Luyện tập và trình bày |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS thành lập nhóm đôi, cho hai em trinh bày bài nói cho nhau nghe và góp ý cho nhau dựa trên bảng kiểm. - GV mời 1-2 HS lên trinh bày bài nói, cả lớp lắng nghe. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nội dung kiểm tra |
Đạt/chưa đạt |
Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc. |
|
Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ |
|
Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ. |
|
Dùng bằng chúng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói. |
|
Sừ dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) và giọng nói phù hợp để góp phẩn thể hiện nội dung nói. |