Giáo án bài Gió lạnh đầu mùa - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Gió lạnh đầu mùa Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Gió lạnh đầu mùa - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Gió lạnh đầu mùa mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Giúp HS hình thành những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương con người, biết cảm thông và sẻ chia với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời: Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì? Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu làm và chê trách hay chưa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện “Gió lạnh đầu mùa” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một thế giới tuổi thơ vui chơi, chan hòa yêu thương trong tình làng nghĩa xóm vô cùng thân thiết. Sơn và chị Lan là hai hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ – văn xuôi rất trong sáng về tình người, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn này
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Gió lạnh đầu mùa NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu và yêu cầu 1-2 HS đọc. Đọc to, rõ ràng, diễn cảm. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - Giải nghĩa từ khó: áo vải thâm, xúng xính, đánh khăng đánh đáo, bịu xịu. NV3: Tóm tắt văn bản - GV tổ chức trò chơi thi giữa các tổ, sắp xếp các giữ kiện sau để hoàn thành phần tóm tắt văn bản Gió lạnh đầu mùa
- GV tóm tắt ngắn gọn lại cốt truyện. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Xác định ngôi kể, các nhân vật chính trong truyện + Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? + Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Sắp xếp lại cốt truyện: - Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ. - Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh. - Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên. - Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà. - Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại truyện: có đề tài, chủ đề, chi tiết tiêu biểu, các nhân vật được miêu tả về ngoại hình, hành động, tính cách, ý nghĩ, lời nói. |
1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên thật: Nguyễn Tường Vinh - Năm sinh – năm mất: (1910 –1942) - Quê quán: Hải Dương - Truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu tình thương, đặc biệt là tình thương với trẻ thơ. 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1937. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện ngắn - Ngôi kể: ngôi thứ ba - Nhân vật chính: Sơn và Lan - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả, biểu cảm 2. Tóm tắt 3. Bố cục: 2 phần - P1: từ đầu đến "mày may cho": Những đứa trẻ khi gió lạnh đầu mùa về - P2: còn lại: Hành động đẹp của hai chị em Sơn và Lan. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật chị em Sơn và Lan
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu hai chị em Sơn và Lan trong cuộc sống thường ngày Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Thời gian và không gian trong truyện được mở ra như thế nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh. + Qua đoạn văn đầu, em nhận thấy hoàn cảnh gia đình hai chị em Sơn như thế nào ở khu phố chợ? Chi tiết nào nói lên điều đó. + Dù điều kiện gia đình tốt nhưng thái độ của chị em Sơn với những đứa trẻ xung quanh như thế nào? Qua đó, em có suy nghĩ gì về hai chị em Sơn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Thời gian, không gian: chợ vắng, mấy cái quán chơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng, gió thổi lạnh làm cay mắt. - Gia đình khá giả, có điều kiện: + Có quần áo đẹp để mặc + Thường cho những nhà xung quanh vay mượn tiền - Thái độ: thân mật, gần gũi chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. à hòa đồng, gần gũi với mọi người xung quanh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu hành động cho áo của hai chị em Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Khi nhìn thấy Hiên đứng bên cột quán, co ro trong chiếc áo tơi , Sơn và Lan đã có suy nghĩ, hành động gì? + Tại sao hai chị em lại động lòng trắc ẩn trước bé Hiên? + Khi hành động như vậy, tâm trạng của hai chị em như thế nào? + Hành động đó góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động đó có ý nghĩa gì với Hiên? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Lan đã gọi Hiên lại để hỏi thăm, Sơn động lòng thương vì biết hoàn cảnh nhà Hiên rất nghèo và Hiên là bạn của em Duyên – em gái đã mất của Sơn à nảy sinh ý nghĩ tốt à hành động lấy áo bông cũ cho Hiên. - Tâm trạng: Lan hăm hở lấy áo, Sơn đứng đợi và trong lòng thấy ấm áp, vui vui Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Khi gió mùa đột ngột về, thời tiết lạnh giá đã khiến mọi cảnh vật thay đổi, những đứa trẻ nơi phố huyện nghèo co ro trong manh áo mỏng đã nhiều chỗ rách. Chỉ có chị em Sơn được mặc quần áo đầy đủ, ấm áp. Đặc biệt khi nhìn thấy bé Hiên mặc chiếc áo tơi đã rách, hở cả lưng và tay khiến hai chị em cảm thấy đau lòng. Lòng trắc ẩn ấy một phần Hiên bằng tuổi Duyên - đứa em đã mất, hình ảnh người em tội nghiệp ấy như ùa về trong kí ức của hai chị em Sơn và một phần là chính từ tấm lòng nhân hậu, thương người của hai đứa trẻ. Tấm lòng nhân hậu ấy đã tạo ra hành động đẹp, hai chị em cảm thấy vui khi đã giúp được Hiên tránh được rét mướt. “Ao lành đùm áo rách”, ành động ấy tuy nhỏ nhưng khiến chúng ta thấy được tám lòng cao đẹp của hai chị em, đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. NV3: Tìm hiểu tâm trạng hai chị em khi mẹ biết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Khi nghe người ví nói mẹ đã biết chuyện, tâm trạng hai chị em Sơn như thế nào? Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả tâm trạng hai chị em Sơn? + Theo em, vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? + Hành động của hai chị em đã dẫn đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện như thế nào? + Dựa vào sơ đồ sau, em hãy thử suy nghĩ về câu hỏi đặt ra cho truyện: Ai là điểm tựa tinh thần cho ai? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Tâm trạng hai chị em: + Lo lắng “sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy” + Hai chị em lo sợ đi tìm Hiên để lấy lại áo + Lan trách em vì đã nghĩ ra việc cho áo + Hai chị em lo lắng, dắt nhau lén về nhà + Ngạc nhiên khi thấy hai mẹ con Hiên đang ở trong nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Câu chuyện đã lan tỏa hơi ấm của tình người giữa những ngày đầu đông lạnh giá. Mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì đã có hành động tốt. Mẹ Hiên cũng hiểu được chiếc áo bông là kỉ vật quan trọng của với mẹ Sơn vì đó là kí ức về đứa con gái bé bỏng đã qua đời nên mang trả lại và để hai chị em Sơn không bị mẹ mắng. Mẹ Sơn hiểu hoàn cảnh của mẹ con Hiên và và cho vay tiền để may áo cho con. Câu chuyện được kết thúc một cách nhẹ nhàng, thể hiện sự lan tỏa yêu thương, sự ấm áp của tình yêu thương giữa con người – đó là điểm tựa tinh thần cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. |
3. Phân tích 3.1. Hai chị em Sơn và Lan a. Trong cuộc sống hàng ngày - Gia đình khá giả nhất trong khu phố chợ. - Thái độ với những đứa trẻ xung quanh: gần gũi, hòa nã, thân thiết. b. Tâm trạng của hai chị em khi cho áo bé Hiên - Khi nhìn thấy bé Hiên: Lan đã gọi lại hỏi han, Sơn động lòng thương. ⇒ nảy ra ý nghĩ tốt: đem cho Hiên cái áo bông cũ của em Duyên – người em đã mất của Sơn. ⇒ hành động đẹp: Lan hăm hở về nhà lấy áo, Sơn đứng đợi và trong lòng thấy vui. ⇒ việc làm tốt: bé Hiên tránh được rét. => Nhận xét: Sơn và Lan là những đứa bé có tấm lòng nhân hậu, thương người, biết cảm thông và biết chia sẻ. c. Tâm trạng hai chị em khi mẹ biết chuyện - Hai chị em lo lắng, sợ sệt khi mẹ biết chuyện sẽ bị mắng. - Khi mẹ biết chuyện: không trách mắng Sơn và Lan vì thấy hai con đã làm được việc tốt, đồng cảm với lòng trắc ẩn và tình thương người của hai chị em. - Mẹ Sơn đã thể hiện sự đồng cảm ấy bằng việc cho mẹ Hiên vay tiền mua áo. ⇒ Truyện đã lan tỏa tình yêu thương, sự đồng cảm giữa con người với con người. - Nghệ thuật: thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lí trẻ thơ của tác giả. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về những đứa trẻ nơi phố nghèo
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, HS tiếp tục thảo luận theo cặp: + Tìm những chi tiết miêu tả về những đứa trẻ nơi phố chợ khi trời trở lạnh? + Khi thấy hai chị em Sơn, thái độ của bọn trẻ như thế nào? + Hình ảnh của những đứa trẻ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo? + Qua cách miêu tả, em cảm nhận được tình cảm của tác giả như thế nào dành cho những đứa trẻ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + lũ trẻ quây quần chơi nghịch ở cuối chợ. + Thấy hai chị em Sơn và Lan, lũ trẻ vui mừng nhưng không dám vồ vập, chạm nhẹ vào chiếc áo của Sơn mặc Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
3.2, Những đứa trẻ nơi phố nghèo - Ngoại hình: ăn mặc rách rưới, môi tím lại, da thịt thâm đi, run lên, hàm răng đập vào nhau - Hành động: + Chơi đùa ở cuối chợ + Vui mừng khi hai chị em Sơn đến nhưng không dám vồ vập à ý thức được thân phận nghèo hèn. + Sờ vào chiếc áo Sơn mặc với đầy sự ngạc nhiên. => Cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn, tội nghiệp của những đứa nơi phố chợ. - Thể hiện sự cảm thông xót xa của tác giả với hoàn cảnh của những đứa trẻ nghèo khó. |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? Các sự kiện trong văn bản giúp em hiểu đặc điểm nào của truyện ngắn - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Truyện viết về hành động đẹp cảu hai chị em Sơn và Lan cho bé Hiên chiếc áo bông cũ – là kỉ vật của gia đình. Truyện Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống. 2. Nghệ thuật - Kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm - Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Qua truyện Gió lạnh đầu mùa, em hãy liệt kê các sự việc chính và vẽ thành sơ đồ. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sự việc trong truyện.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát những hình ảnh sau và nhận xét về phong trào quyên góp. ủng hộ quần áo cho trẻ em vùng núi khó khăn ở nước ta.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)