X

Giáo án Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án bài Hai cây phong - Giáo án Ngữ văn lớp 6


Với giáo án bài Hai cây phong Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Hai cây phong - Chân trời sáng tạo

Để mua trọn bộ Giáo án bài Hai cây phong mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung đoạn trích.

- Liên hệ, kết nối với văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro, Trái Đất – mẹ của muôn loài để hiểu hơn về chủ điểm Mẹ thiên nhiên.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực suy nghĩ, cảm nhận, trình bày các vấn đề liên quan đến văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của VB.

3. Phẩm chất: 

- HS trân trọng và có ý thức gìn giữ những vẻ đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS thảo luận theo phiếu học tập: Chia sẻ của em về quê hương mình?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Quê hương trong trái tim, tiềm thức, trí nhớ của mỗi người là khác nhau, có người yêu giọt sương trên cánh đồng, có người nhớ về cánh diều trên triền đê, có người lại thương nhớ bát canh cua, quả cả muối của nội.... Vậy quê hương trong trí nhớ của nhà văn Ai- ma - tốp một người con của làng Ku - ku -rêu của đất nước Cư- rơ- gư- xtan bên kia bán cầu có gì đặc biệt, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy giới thiệu về tác giả và tác phẩm?

Giáo án bài Hai cây phong - Giáo án Ngữ văn lớp 6

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2: Hướng dẫn đọc, chú thích

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được cảm xúc của nhân vật trong VB.

- GV yêu cầu HS đọc và chia bố cục

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Ai-ma-tốp(1929-2008) là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan.

- Tác phẩm: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên.

- 2004: Ông được nhận danh hiệu “Giáo sư danh dự” của trường Đại học tổng hợp quốc gia Mat-xcơ-va.

 

2. Tác phẩm:

- Trích phần đầu truyện vừa “Người thầy đầu tiên”.

- Cây phong là loại cây to, thân cao, mọc ở vùng ôn đới, bắc bán cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục

- Phần 1: từ đầu à chiếc gương thần xanh: Hình ảnh hai cây phong

- Phần 2: còn lại: Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu

 

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu hình ảnh ngọn khói 

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn có một tâm hồn riêng

+ Hai cây phong được nhân vật tôi cảm nhận như thế nào?

+Tại sao khi trưởng thành, tác giả khám phá được điều bí ẩn của hai cây phong nhưng vẫn không cảm thấy  vỡ mộng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Tìm các chi tiết:

+ Dù ngày hay đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.

+ Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên, tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành, tiếng thở dài như thương tiếc người nào….

+ Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù hư có một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

- Cảm nhận cây phong bằng thính giác, thị giác và bằng cả tâm hồn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 

NV2: Tìm hiểu hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: 

+ Trong đoạn văn tiếp theo, tác giả đã kể về kỉ niệm nào?

+ Em hiểu thế nào về cảm xúc của nhân vật qua câu văn: vụt mở trước mắt chúng tôi cả thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 

2. Phân tích

2.1. Hình ảnh cây phong trong tâm trí nhân vật

- Hai cây phong như có tâm hồn, tình cảm riêng: vừa dịu dàng thân thương, vừa dẻo dai, dũng mãnh.

- Nhân vật cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong bằng cảm xúc, tâm hồn.

- Cây phong là một phầ kí ức tuổi thơ của nhân vật về ngôi làng.

⇒ Nhân vật “tôi” thấu hiểu 2 cây phong với suy nghĩ - tình cảm đặc biệt.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ BP nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh so sánh. 

+  Thể hiện tố chất hội hoạ và âm nhạc, tâm hồn nghệ sĩ của tác giả.

⇒ Hai cây phong là biểu tượng của quê hương, luôn gắn với tình yêu quê tha thiết. 

2.2. Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu

Kỷ niệm của những lần phá tổ chim.

⇒ Bọn trẻ như những chú chim non ngây thơ ngộ nghĩnh và nghịch ngợm

- Quả đồi có 2 cây phong là nơi hội tụ niềm vui của trẻ thơ.

- Đứng từ trên cao quan sát. tất cả tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến.

⇒ Hai cây phong không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Ku-ku-rêu hướng tới chân trời xa xôi, tươi sáng.

- Nghệ thuật:

+ Miêu tả đặc sắc

+ NT nhân hoá.

- Thể hiện  Tình cảm yêu quí,  gần gũi, thân thuộc như người thân.

Hoạt động 2: Tổng kết văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: 

+ Văn bản đề cập đến nội dung gì?

+ Nghệ thuật văn bản?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 

III. Tổng kết

  1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Văn bản là những cảm nhận của tác giả về hình ảnh hai cây phong và kí ức về bạn bè thời thơ ấu.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả kết hợp biểu cảm đặc sắc, tinh tế; ngôn từ chọn lọc.

- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

1.  Qua văn bản, em cảm nhận hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của nhân vật tôi?

2. Từ đoạn trích hai cây phong, bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc điều gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. 

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác: