Giáo án Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được các khái niệm về số nguyên tố, hợp số và cách phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Phân tích được một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, bài giảng, giáo án.
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; Bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
+ Gợi mở vấn đề khái niệm số nguyên tố sẽ được học trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm: Từ bài toánHS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV đặt vấn đề: “Những số tự nhiên nào lớn hơn 1 và có ít ước nhất?”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc, suy nghĩ, thảo luận nhóm và suy đoán, giải thích.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Những số tự nhiên lớn hơn 1 và có ít ước nhất gọi là gì?” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Số nguyên tố. Hợp số
a) Mục tiêu:
+ Hình thành và nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.
+ Vận dụng dấu hiệu chia hết để kiểm tra số nào là hợp số và số nào là số nguyên tố.
+ Giải thích đươc một số lớn là hợp số bằng cách sử dụng dấu hiệu chia hết và phát triển khả năng suy luận cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và luyện tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm thực hiện HĐKP. + GV phân tích, rút ra Kiến thức trọng tâm như trong SGK. + GV yêu cầu 1 vài HS đọc khái niệm số nguyên tố, hợp số như trong SGK. + GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 1 để hình dung rõ hơn về khái niệm. + GV lưu ý HS phần Chú ý: Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số. + GV yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 1. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Số nguyên tố. Hợp số |
1. Số nguyên tố. Hợp số HĐKP1: a) Ư(1) = 1 Ư(2) = {1; 2} Ư(3) = {1; 3} Ư(4) = {1; 2; 4} Ư(5) = {1; 5} Ư(6) = {1; 2; 3; 6} Ư(7) = {1; 7} Ư(8) = {1; 2; 4; 8} Ư(9) = {1; 3; 9} Ư(10) = {1; 2; 5; 10} b) Nhóm 1: gồm 1 Nhóm 2: gồm 2, 3, 5, 7 Nhóm 3: gồm 4, 6, 8, 9, 10. Thực hành 1: a) Ư(11) = {1; 11} => Số 11 là số nguyên tố vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} Ư(25) = {1; 5; 25} => Số 12 và 25 là hợp số vì có nhiều hơn 2 ước. b) Em không đồng ý. Bởi vì số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số. |
Hoạt động 2: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
a) Mục tiêu:
+ Ôn lại khái niệm ước và thừa số để có khái niệm thừa số nguyên tố.
+ Phân tích một số ra thừa số nguyên tố đồ cây và sơ đồ cột.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: a) Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố? - GV yêu cầu HS đọc mục a) trong SGK và trả lời câu hỏi: Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là thế nào? => GV nhận xét từ đó đưa ra khái niệm phân tích ra thừa số nguyên tố. - GV yêu cầu một vài HS phát biểu lại khái niệm. - GV phân tích, cho HS đọc hiểu ví dụ. - GV nêu ví dụ cho HS dễ hiểu và hình dung. VD: VD: 24 = 2.3.2.2 = 2.2.2.2.3 = 23.3 - GV lưu ý cho HS phần Chú ý. b) Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố - GV yêu cầu HS đọc hiểu hai cách phân tích trình bày như trong SGK. - GV giảng, phân tích cho HS hiểu sau đó chia lớp thành 4 nhóm thi đua phân tích số 280 ; 40 và 98 xem nhóm nào là nhanh và đúng hơn - GV cho các nhóm nhận xét sau đó chữa và chú ý cách viết kết quả phân tích của các nhóm. - GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức hoàn thành Thực hành 2 và Thực hành 3 và 2 bạn cùng bàn kiểm tra chéo nhau. - GV dẫn dắt, cho HS rút ra nhận xét: “Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì ta cũng được cùng một kết quả.” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau. + Đối với HĐ nhóm, HS trình bày vào bảng nhóm rồi treo lên bảng. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: 2 cách phân tích một số thừa số nguyên tố: + Phương pháp phân tích theo sơ đồ cột dọc. + Phương pháp phân tích theo sơ đồ cây. |
2. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. a) Phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố: - Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố. VD: 24 = 2.3.2.2 = 2.2.2.2.3 = 23.3 Ví dụ 2: - Số 7 là số nguyên tố và dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của nó là 7. ( 7=7) - Số 12 là hợp số và 12 được phân tích ra thừa số nguyên tố là: 12 = 2 . 2 . 3 = 122 . 3 * Chú ý: - Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố. - Mỗi số nguyên tố chỉ có một dạng phân tích ra thừa số nguyên tố là chính số đó. - Có thể viết gọn dạng phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách dùng lũy thừa. b) Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố C1: Phương pháp phân tích theo sơ đồ cột dọc: VD: 36 = 22.32 280 = 23. 5. 7 Chú ý: Khi viết kết quả phân tích một số ra thừa số nguyên tố, ta thường viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Thực hành 2: C1: Phương pháp phân tích theo sơ đồ cây: VD: Ta có thể phân tích 18 ra thừa số nguyên tố theo các sơ đồ cây như sau: Thực hành 3 280 = 23.5.7 Nhận xét: Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì ta cũng được cùng một kết quả. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 4 + 5 + 6 + 7
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án
Bài 1 :
a) 213 là số nguyên tố. Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
b) 245 là hợp số. Vì 245 có nhiều hơn 2 ước.
c) 3 737 là số nguyên tố. Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
d) 67 là số nguyên tố. Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
Bài 4 :
a) Sai. Vì tích của một số nguyên tố với 2 là một số chẵn.
b) Đúng. Vì tích của số nguyên tố 2 với số nguyên tố nào khác cũng là số chẵn.
c) Sai. Vì các số nguyên tố đều lớn hơn 1 nên tích của hai số nguyên tố p và q luôn có 4 ước là 1; p; q; p.q, do đó là hợp số.
Bài 5:
a) 80 = 2 . 2 . 2 . 2 . 5 = 24 . 5
=> 80 chia hết cho số nguyên tố 2 và 5.
b) 120 = 2 . 2 . 2 . 3 . 5 = 23 . 3 . 5
=> 120 chia hết cho số nguyên tố 2, 3 và 5.
c) 225 = 3 . 3 . 5 . 5 = 32 . 52
=> 225 chia hết cho số nguyên tố 3 và 5.
d) 400 = 2 . 2 . 2 . 2 . 5 . 5 = 24.52
=> 400 chia hết cho số nguyên tố 2 và 5.
Bài 6:
a) 30 = 2 . 3 . 5
=> Ư(30) = {1; 2; 3; 6; 10; 15; 30}.
b) 225 = 3 . 3 . 5 . 5 = 32 . 52
=> Ư(225) = {1; 3; 5; 9; 15; 25; 45; 75; 225}.
c) 210 = 2 . 3 . 5 . 7
=> Ư(210) = {1; 2; 3; 5; 6; 7; 10; 14; 15; 21; 30; 35; 42; 70; 105; 210}.
d) 242 = 2 . 2 . 11 = 22 . 11
=> Ư(242) = {1; 2; 11; 22; 121; 242}.
Bài 7 : a = 23.32.7
Các số là ước của a là: 4, 7, 9, 21 và 24.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 2+ 8.
Bài 2 :
Vì 37 là số nguyên tố chỉ chia hết cho 1 và chính nó nên không thể chia được các cặp số.
Vì vậy, các bạn lớp hoàng không thực hiện được.
Bài 8 :
Bình có thể dùng những chiếc bánh chưng để xếp vừa khít vào khay. Vì 60 chia hết cho 15.
- GV cho HS đọc hiểu và phân tích mục Em có biết ? (nếu còn thời gian)
+ GV yêu cầu dùng kết quả câu 6 để kiểm nghiệm lại cách tính số các ước cảu một số tự nhiên đã được giới thiệu.
+ Gv yêu cầu HS tìm số ước của 36 ; 150 ; 176.
36 = 22.32 nên 36 có (2+1)(2+1) = 9 (ước)
150 = 2.3.52 nên 150 có (1+ 1)( 1+ 1)(2+1) = 12 (ước)
176 == 24.11 nên 176 có (4+1)(1+1) = 10 (ước)
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) |
- Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
……………………………………………………
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại bài và luyện tập phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng 2 cách: theo sơ đồ cột dọc và sơ đồ cây.
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 3( SBT –tr28) + 5+ 6+ 7 (SBT-tr29)
- Xem trước Bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM.