Giáo án Toán 6 Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Tính chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 6 Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Tính chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Làm quen với việc ước lượng được kích thước của một số hình thường gặp.
- Biết cách đo kích thước và áp dụng công thức tính được chu vi, diện tích của một số hình vào thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ HS thực hành tính diện tích và chu vi các hình trong thực tiễn.
+ Rèn luyện cách thực hiện một dự án gồm các khâu:chuẩn bị, thực hiện, báo cáo tổng kết.
+ Rèn luyện ước lượng số đo trước khi đo, so sánh với số đo thực tế.
+ HS rèn luyện cách ghi chép một bài thực hành như thế nào cho hợp lí và khoa học.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, bài giảng, phiếu học tập.
2 . Học sinh :
- SGK, đồ dùng học tập.
- Thước đo độ dài có vạch chia xăng - ti - mét ( thước mét, thước dây, thước kẻ)
- Giấy A4, bút đánh dấu trên giấy, gỗ, gạch đá hoa, gạch đất nung.
- Máy tính cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức tính chu vi, diện tích các hình đã học cho HS.
- Gợi mở vấn đề, dẫn dắt vào bài thực hành.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm: HS phát biểu đúng các công thức và biết được nội dung bài thực hành sẽ tìm hiểu trong bài.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hỏi đáp kiến thức cũ nhanh qua các câu hỏi sau:
+ Nêu công thức tính chu vi hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành.
+ Nêu các công thức tính diện tích các hình : hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
+ Nêu các công thức tính diện tích các hình: hình thoi, hình bình hành, hình thang.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chú ý, nhớ lại kiến thức và giơ tay phát biểu, trình bày.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời 1-2 HS phát biểu đối với mỗi 1 câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài thực hành: “Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo đạc, vận dụng công thức để tính chu vi và diện tích các đồ vật có hình dạng quen thuộc.”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức các công thức tính chu vi, diện tích các hình.
- Rèn luyện đo đạc chính xác và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích các hình để tính diện tích các đồ vật.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trong bài thực hành, quan sát phiếu học tập và thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành chính xác kết quả vào phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động 1 : Tính diện tích và chu vi đồ dùng học tập có hình dạng quen thuộc ( sách, vở, hộp bút, bảng con…)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV kiểm tra và đánh giá phần chuẩn bị của HS và phát phiếu học tập.
- GV chia lớp thành các nhóm từ 3-5 HS/ nhóm và hướng dẫn HS thực hiện hoạt động: Các nhóm tự phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm:
+ Tìm và chọn ra 3 đồ vật ( trong đó 2 đồ vật GV yêu cầu là SGK Toán 6 và vở ghi, 1 đồ vật các nhóm tự chọn có hình dạng quen thuộc mà mình đã học) điền tên, hình dạng vào phiếu.
+ Chọn thước phù hợp đo kích thước của các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
+ Tiến hành tính toán chu vi, diện tích của các đồ vật rồi hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV lưu ý lại HS cách đo đạc chính xác trước khi các nhóm thực hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trong bài thực hành, thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV và điền kết quả vào phiếu học tập.
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm HS báo cáo, trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, lưu ý lại kết quả hoạt động của nhóm mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá chung quá trình thực hành của các nhóm và lưu ý những lỗi dễ mắc để các nhóm cẩn thận, rút kinh nghiệm ở Hoạt động 2.
* Hoạt động 2 : Tính diện tích và chu vi các đồ vật có hình dạng quen thuộc trong lớp học ( mặt bàn, mặt ghế, cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp…)
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức các công thức tính chu vi, diện tích các hình.
- Rèn luyện đo đạc chính xác và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích các hình để tính diện tích các đồ vật.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trong bài thực hành, quan sát phiếu học tập và thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành được phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn các nhóm HS thực hiện hoạt động: Các nhóm tự phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm:
+ Tìm và chọn ra 4 đồ vật trong lớp có hình dạng quen thuộc mà mình đã học, điền tên, hình dạng của các đồ vật đó vào phiếu.
+ Chọn thước phù hợp đo kích thước của các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
+ Tiến hành tính toán chu vi, diện tích của các đồ vật rồi hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV lưu ý HS cách đo đạc để ra kết quả chuẩn xác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm chú ý lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu, kết quả vào phiếu.
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày miệng kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, chữa lại.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 3 : Tính diện tích và chu vi của các công trình có hình dạng quen thuộc bên ngoài lớp học ( sân bóng, bồn cây, vườn trường, phòng học nghệ thuật…)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn các nhóm HS thực hiện hoạt động: Các nhóm tự phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm:
+ Thảo luận, điền hình dạng của hành lang, bồn cây, sân bóng theo thứ tự vào mẫu bảng phiếu học tập.
+ Chuẩn bị mang theo thước phù hợp để tiến hành di chuyển đo kích thước của hành lang, bồn cây, sân bóng.
+ Tiến hành tính toán chu vi, diện tích của hành lang, bồn cây, sân bóng rồi hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV ổn định lớp, di chuyển theo nhóm, tránh gây mất trật tự.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm chú ý lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu, kết quả vào phiếu.
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày miệng kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, chữa lại.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động thực hành của các nhóm, tổng kết.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) - Đánh giá đồng đẳng, giáo viên đánh giá học sinh |
- Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Họ và tên : ………………………….
Lớp :………