Giáo án Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết này HS
- Nhớ lại quy tắc cộng trừ nhân chia số tự nhiên.
- Nhận biết các tính chất của các phép tính.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán một cách hợp lí.
+ Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính như tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có,...
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; SBT; Giáo án PPT .
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; SBT; bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS hình thành như cầu sử dụng các tính chất trong thực hiện phép tính.
b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu hoặc SGK hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: : Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho bài toán:
“Cho T = 11 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009) + 89 × ( 2001 + 2003 + 2007 + 2009)
Có cách nào tính nhanh giá trị của biểu thức T không?”.
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Chúng ta đã được học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ở tiểu học, trong chương trình lớp 6, chúng ta sẽ ôn lại và tiếp tục tìm tiểu các tính chất của phép tính để áp dụng tính nhanh một số bài toán.” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phép cộng và phép nhân
a. Mục tiêu:
+ HS nhớ, nhận biết lại khái niệm: số hạng, tổng; thừa số, tích và sử dụng được
+ Nhớ lại quy tắc cộng và nhân các số tự nhiên; kiểm tra khả năng vận dụng của HS.
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc đề bài Thực hành 1 và yêu cầu thảo luận nhóm giải bài toán. - GV cho HS lên bảng trình bày bài giải. - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, trao đổi và thực hiện HĐKP1. - GV cho HS đọc Chú ý và Ví dụ SGK. - GV phân tích và nhấn mạnh lại Chú ý và Ví dụ để HS hiểu và ghi nhớ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chữa lại đáp án, lưu ý HS kiến thức trọng tâm cần nhớ và đánh giá quá trình học. |
1. Phép cộng và phép nhân Thực hành 1: Số tiền An đã mua là: 5 × 6000 + 6 × 5000 + 2 × 5000 = 70 000 (đồng). Số tiền còn lại của An là: 100 000 – 70 000 = 30 000 đồng. HĐKP1: 1 890 + 72 645 = 74 535 => Đúng. Trong đó: 1 890 và 72 645 là các số hạng, 74 535 là tổng. 363 × 2 018 = 732 534 => Đúng Trong đó: 363 và 2 018 là các thừa số, 732 534 là tích. Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”. Ví dụ: a × b = a.b; 6 × a × b =6.a.b = 6ab; 363 × 2018 =363.2018 |
Hoạt động 2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
a. Mục đích:
+ Nhận biết được các tính chất của phép cộng và phép nhân.
+ Vận dụng các tính chất vào các bài toán để tính nhanh và hợp lý.
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm và hoạt động trong 3p: + GV yêu cầu Nhóm 1 và Nhóm 3 hoàn thành HĐKP2 ý a), b), d) + GV yêu cầu Nhóm 2 và Nhóm 4 hoàn thành HĐKP2 ý c), e) - GV chữa lại và cho HS trao đổi rút ra nhận xét sau mỗi ý. - GV rút ra kiến thức trọng tâm và yêu cầu 1 vài HS đọc. - GV cho HS 2p đọc, ghi nhớ các tính chất và yêu cầu HS gấp sách thực hiệ viết lại 7 tính chất bằng công thức ra nháp (2 HS nhanh nhất sẽ đươc chấm lấy điểm miệng). - GV yêu cầu HS vận dụng các tính chất, hoàn thành Thực hành 2. - GV cho HS đọc đề Thực hành 3, GV phân tích cho HS hiểu rõ rồi cho HS phát biểu quy tắc tính nhanh tích của một số với 9, với 99 dựa vào hai ví dụ đã có trong SGK: + Để tính tích của một số với 9 ta thêm số 0 vào cuối số đó rồi trừ cho chính số đó. + Để tính tích của một số với 99 ta thêm hai số 0 vào cuối số đó rồi trừ cho chính số đó. - Dực trên sự hướng dẫn của GV, HS hoàn thành Thực hành 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đối với hoạt động nhóm: Các nhóm treo bảng phụ lên bảng, đại diện 1HS mỗi nhóm trình bày. - Đối với hoạt động cá nhân:HS giơ tay phát biểu tại chỗ, trình bày bảng, các HS khác chú ý và nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án, lưu ý HS và cho HS nhắc lại các tính chất. |
2. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên: Thực hành 2: a) 17 + 23 = 23 + 17 b) (12 + 28) + 10 = 12 + (28 +10) c) 17. 23 = 23 . 17 d) (5 . 6) . 3 = 5 . (6 . 3) e) 23 . (43 + 17) = 23 . 43 + 23 . 17. * Các tính chất: a, b, c - Tính chất giao hoán: a + b = b + a a.b = b.a - Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c) (a . b). c = a .(b . c) - Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . (b + c) = a .b + a.c - Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1. a + 0 = a a . 1 = a Thực hành 2: T = 11 . (1 + 3 + 7 + 9) + 89 . (1 + 3 + 7 + 9) T = (11 + 89) . [(1 + 3 + 7 + 9)] T = `100 . 20 T = 2000 Thực hành 3: a) 1 234 . 9 = 1 234 . (10 – 1) = 12 340 – 1 234 = 11 106 b) 1 234 . 99 = 1 234 . (100 – 1) = 123 400 – 1 234 = 122 166. |
Hoạt động 3: Phép trừ và phép chia hết.
a. Mục tiêu:
+ HS nhớ và nhận biết lại các khái niệm : Số bị trừ, số trừ, hiệu; Số bị chia, số chia, thương.
+ HS nhớ và củng cố lại quy tắc trừ và phép chia hết hai số tự nhiên
+ Vận dụng quy tức trừ và chia vào các bài toán thực tế.
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu và hoàn HĐKP3. - GV yêu cầu HS đọc hiểu quan niệm về phép trừ và phép chia hết trong SGK-tr14,15. - GV đánh giá mức độ hiểu của HS qua các câu hỏi sau: + Kết quả phép trừ a – b = x nghĩa là gì? Xác định các thành phần trong phép trừ trên. + Kết quả của phép chia hết a : b =x nghĩa là gì? Xác định các thành phần trong phép chia trên. - GV yêu cầu trao đổi, hoàn thành Vận dụng. - GV lưu ý cho HS phần Chú ý. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án và nêu kiến thức trọng tâm cần nhớ. |
3. Phép trừ và phép chia hết. HĐKP3: a) Số tiền còn thiếu là: 200 000 – 80 000 = 120 000 (đồng) b) Cần phải thực hiện gây quỹ trong: 120 000 : 20 000 = 6 (tháng) Vận dụng: a) Ta có: 36 – 12 = 24 Vậy 24 năm nữa thì số tuổi An bằng tuổi mẹ An năm nay. b) Ta có: 36 : 12 = 3 Vậy năm nay số tuổi của mẹ An bằng 3 lần số tuổi của An. * Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ: a. (b –c) = a.b –a.c ( b > c ) |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, 2 HS trình bày bảng.
Bài 1 :
a) 2 021 + 2 022+ 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029
= (2 021 + 2 029) + (2 022 + 2 028) + (2 023 + 2 027) + (2 024 + 2 026) + 2 025
= 4 050 + 4 050 + 4 050 + 4 050 + 2025
= 18 225
b) 30 . 40 . 50 . 60
= 40 . 50 . 30 . 60
= 2000 . 1800
= 3 600 000.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố và khắc sâu kiến thức.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 2+ 3+ 4
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, 3 HS trình bày bảng.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bài 2 : Giải :
Mẹ Bình đã mua hết số tiền là:
9 × 6 500 + 5 × 4 500 + 2 × 5 000 = 91 000 (đồng).
Bài 3: Giải:
Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày nó sẽ đánh:
8 + 9 + 10 + 11 + 12 = (8 + 12) + (9 + 11) + 10 = 20 + 20 + 10 = 5 (tiếng đánh).
Vậy: Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày nó sẽ đánh 5 tiếng đánh.
Bài 4:Giải:
Độ dài đường xích đạo so với khoảng cách giữa hai thành phố trên là:
40 000 : 2 000 = 20 (lần).
Vậy: Độ dài đường xích đạo dài gấp 20 lần khoảng cách giữa hai thành phố trên.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) |
- Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ các tính chất của các phép tính.
- Làm các bài tập 2 + 3 (SBT-tr12)
- Chuẩn bị bài mới “ Lũy thừa với số mũ tự nhiên”