X

Giáo án Toán 6 - CTST

Giáo án Toán 6 Bài 3: Biểu đồ tranh - Chân trời sáng tạo


Giáo án Toán 6 Bài 3: Biểu đồ tranh - Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu trên biểu đồ tranh.

- Nhận ra một số vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu trong biểu đồ tranh.

2. Năng lực 

- Năng lực riêng:

+  Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ tranh.

Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng biểu đồ tranh.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp  toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  SGK, bài giảng, giáo án ppt, SBT.

2 - HS :  Đồ dùng học tập; SGK, SBT, bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: 

- Gợi mở vấn đề, dẫn dắt vào bài mới thu hút học sinh.

- Giúp HS ôn lại cách đọc biểu đồ tranh thông qua việc thực hành lấy thông tin về số HS đạt điểm 10 Toán.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 

c) Sản phẩm: HS quan sát, suy nghĩ, trao đổi nhóm, vận dụng hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện: 

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide HĐKĐ như trong SGK và yêu cầu HS đọc, trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:

Cho bảng dữ liệu sau:

Số học sinh khối lớp 6 được điểm 10 Toán trong tuần

Giáo án Toán 6 Bài 3: Biểu đồ tranh | Chân trời sáng tạo

+ Hãy gọi tên loại biểu đồ trên.

+ Hãy mô tả các thông tin có từ biểu đồ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS chú ý lắng nghe, trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi theo suy nghĩ và nhận thức của bản thân dưới sự dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay, trả lời miệng, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Ôn tập và bổ sung kiến thức

a) Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập và củng cố lại biểu đồ tranh qua việc mô tả các thông tin về số ti vi bán được trong biểu đồ.

b) Nội dung: HS quan sát SGK tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm được kiến thực trọng tâm và hoàn thành được bài tập thực hành.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS suy nghĩ,     thảo luận theo tổ, hoàn thành HĐKP1 vào bảng nhóm .

- GV dẫn dắt, giảng cho HS khái niệm biểu đồ tranh.

- GV yêu cầu một số HS phát biểu lại.

- GV phân tích Ví dụ 1 cho HS hiểu rõ hơn về Khái niệm biểu đồ tranh.

- GV chiếu một số ví dụ khác của biểu đồ tranh để HS nhớ và hiểu rõ về biểu đồ tranh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung thông qua việc thực hiện yêu cầu như hướng dẫn của GV.

- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu, trình bày miệng tại chỗ.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá chung quá trình hoạt động của các nhóm và lưu ý nội dung kiến thức trọng tâm cho HS.

1. Ôn tập và bổ sung kiến thức.

HĐKP1:

Các thông tin có được từ biểu đồ trong hình 2:

- Số ti vi bán được qua các năm ở siêu thị điện máy A là:

Năm 2016: 500 . 2 = 1 000 TV

Năm 2017: 500 . 3 = 1 500 TV

Năm 2018: 500 + 250 = 750 TV

Năm 2019: 500 . 4 = 2 000 TV

Năm 2020: 500 . 6 = 3 000 TV

Tổng số ti vi bán được từ năm 2016 đến năm 2020 của siêu thị điện máy A: 

1000 + 1500 + 750 + 2000 + 3000 = 8 250  TV

- Năm 2020 siêu thị bán được số ti vi nhiều nhất (3 000 TV).

=> Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để thể hiện dữ liệu. Biểu đồ tranh có tính trực quan, dễ hiểu. Trong biểu đồ tranh, một biểu tượng ( hoặc hình ảnh) có thể thay thế cho một số các đối tượng.

Hoạt động 2: Đọc biểu đồ tranh

a) Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ tranh.

- HS vận dụng được kiến thức vừa học vào thực tiễn đọc số liệu từ biểu đồ tranh về số loại quả yêu thích của các bạn trong lớp.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và hoàn thành theo yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4,     hoàn thành HĐKP2.

- GV dẫn dắt, giảng, nhấn mạnh lưu ý học sinh khi đọc và mô tả dữ liệu.

- GV chốt lại khái niệm như trong Hộp kiến thức và cho 1, 2 HS phát biểu lại khái niệm.

- GV hướng dẫn cho HS đọc hiểu Ví dụ 2.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành Vận dụng vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, quan sát và tìm hiểu nội dung SGK thông qua việc thực hiện yêu cầu như hướng dẫn của GV.

- GV: giảng, phân tích, quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu, trình bày miệng tại chỗ, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chữa, nhận xét, đánh giá chung quá trình hoạt động của các nhóm và lưu ý nội dung kiến thức trọng tâm cho HS.

2. Đọc biểu đồ tranh

HĐKP2:

- Số học sinh được điểm 10 môn toán trong tuần của khối lớp 6: 14 học sinh.

Trong đó:

Thứ hai có 3 học sinh

Thứ ba có 2 học sinh

Thứ tư có 1 học sinh

Thứ năm có 5 học sinh

Thứ sáu có 3 học sinh.

Chú ý: Để đọc và mô tả dữ liệu ở dạng biểu đồ tranh, trước hết ta cần xác định một hình ảnh ( biểu tượng) thay thế cho bao nhiêu đối tượng. Từ số lượng hình ảnh ( biểu tượng), ta sẽ có số đối tượng tương ứng.

Vận dụng:

a) Dưa hấu được các bạn học sinh khối lớp 6 yêu thích nhiều nhất.

b) Táo được các bạn học sinh khối lớp 6 yêu thích ít nhất.

c) Số lượng học sinh yêu thích đối với từng quả:

10 . 2 + 5 = 25 => Táo được 25 học sinh yêu thích.

10 . 5 = 50 => Chuối được 50 học sinh yêu thích.

10 . 7 = 70 => Dưa hấu được 70 học sinh yêu thích.

10 . 4 + 5 = 45 => Cam được 45 học sinh yêu thích.

10 . 6 = 60 => Bưởi được 60 học sinh yêu thích.

Hoạt động 3 : Vẽ biểu đồ tranh

a) Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết, có cơ hội trải nghiệm thông qua việc thực hành vẽ biểu đồ tranh để thấy được các bước tổng quát.

- HS thực hành rèn luyện kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ tranh.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và hoàn thành theo yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi,     hoàn thành HĐKP3.

- GV dẫn dắt, giảng, trình bày các bước biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh.

- GV chốt lại các bước như Hộp kiến thức và cho một vài HS phát biểu lại.

- GV hướng dẫn, phân tích cho HS đọc hiểu Ví dụ 3.

- HS vận dụng hoạt động nhóm 4, hoàn thành bài tập Thực hành vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, quan sát và tìm hiểu nội dung SGK thông qua việc thực hiện yêu cầu như hướng dẫn của GV.

- GV: giảng, phân tích, quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu, trình bày miệng tại chỗ, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chữa, nhận xét, đánh giá chung quá trình hoạt động của các nhóm và lưu ý nội dung kiến thức trọng tâm cho HS.

3. Vẽ biểu đồ tranh

HĐKP3:

 Nếu số bạn yêu thích quả táo là 45 thì ta: vẽ thêm 2 biểu tượng ngôi sao.

=> Để biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị:

- Chọn biểu tượng  hoặc hình ảnh) đại điện cho dữ liệu cần biểu diễn.

- Xác định mỗi biểu tượng ( hoặc hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.

Bước 2 : Vẽ biểu đồ tranh:

- Biểu đồ tranh thường gồm hai cột :

+ Cột 1: Danh sách phân loại đối tượng thống kê.

+ Cột 2: Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng các đối tượng.

- Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh.

Thực hành:

Từ bảng thống kê, ta vẽ được biểu đồ tranh như sau:

Giáo án Toán 6 Bài 3: Biểu đồ tranh | Chân trời sáng tạo

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập : Bài 1 + 2 ( SGK – 108, 109)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án, hoàn thành vở, giơ tay trình bày miệng.

Bài 1 :

a) Xã E có ít máy cày nhất (15 máy).

b) Xã A có nhiều máy cày nhất (50 máy).              

c) Ta có: 50 – 15 = 35 => Xã E có nhiều hơn xã E 35 máy cày.

d) Số máy cày 5 xã:

Xã A: 50 máy cày

Xã B: 45 máy cày

Xã C: 25 máy cày

Xã D: 40 máy cày

Xã E: 15 máy cày

=> Tổng số máy cày: 50 + 45 + 25 + 40 + 25 = 175 máy cày

Vậy: Tổng số máy cày của 5 xã là 175 máy cày.

Bài 2:

a) Lớp 6A3 có ít học sinh nữ nhất (10 học sinh).

b) Không. Lớp 6A5 có 30 học sinh nữ, lớp 6A4 có 20 học sinh nữ => Lớp 6A4 có ít học sinh nữ hơn lớp 6A5.

c) Lớp 6A6 có 20 học sinh nữ.

d) Số học sinh nữ:

Lớp 6A1: 20 học sinh nữ

Lớp 6A2: 30 học sinh nữ

Lớp 6A3: 10 học sinh nữ

Lớp 6A4: 20 học sinh nữ

Lớp 6A5: 30 học sinh nữ

Lớp 6A6: 20 học sinh nữ

=> Tổng cộng: 130 học sinh nữ

Vậy: Tổng số học sinh nữ của các lớp khối là 130 học sinh.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b. Nội dung: HS hoàn thành theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hòan thành bài tập vận dụng : Bài 3 ( SGK –tr109).

- GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức cho HS thảo luận theo tổ.

- HS thảo luận, suy nghĩ và trình bày vào vở theo cá nhân, sau khi hoàn thành giơ tay phát biểu trình bày bảng.

Bài 3 : 

Giáo án Toán 6 Bài 3: Biểu đồ tranh | Chân trời sáng tạo

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể).

- Đánh giá đồng đẳng.

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp gợi mở - đàm thoại.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

V.  HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại và ghi nhớ nội dung kiến thức cuả bài.

- Làm thêm các bài tập 2 + 5 + 6 ( SBT –tr93, 94, 95)

-  Đọc và chuẩn bị trước bài sau : “ Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép”.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác: