X

Giáo án Toán 6 - CTST

Giáo án Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên - Chân trời sáng tạo


Giáo án Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên - Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp số nguyên.

2. Năng lực 

- Năng lực riêng:

+ So sánh được hai số nguyên.

+ Vận dụng được việc sắp thứ tự các số nguyên trong các môn học hoặc trong một số tình huống thực tiễn.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV: SGK, Tài liệu giáo án, giáo án ppt

2 - HS :  Đồ dùng học tập; SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Gây sự chú ý của HS vào chủ đề bài học.

- HS hình thành nhu cầu so sánh hai số nguyên.

b) Nội dung: HS quan sát SGK, hình ảnh trên màn chiếu .

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide hoặc cho HS quan sát SGK đọc và trả lời câu hỏi phần HĐKĐ1 trong SGK:

“Nhiệt độ trung bình trong tháng Một tại hai địa điểm: Vostok ( Vô –xtốc) và Ottawa ( Ốt - ta - oa) lần lượt là -31oC và -7oC. Theo em, trong tháng Một, nơi nào lạnh hơn?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi, thảo luận hoàn thành câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “ Làm thế nào để so sánh số nguyên âm?”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: So sánh hai số nguyên

a) Mục tiêu:

- Tìm hiểu về biểu diễn các số trên trục số và biết so sánh hai số nguyên qua vị trí điểm biểu diễn của chúng trên trục số.

- Luyện kĩ năng so sánh hai số nguyên và vận dụng quy tắc so sánh hai số nguyên vào tình huống thực tế.

b) Nội dung: HS quan sát SGK,tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: 

HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV vẽ hình, nhắc lại kiến thức cũ và dẫn dắt:

Cho hai số tự nhiên a và b. Ta đã biết trên tia số nếu điểm a nằm trước điểm b thì a < b. Đối với số nguyên, điều đó còn đúng hay không?

Giáo án Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên | Chân trời sáng tạo

 - GV vẽ hình, giảng và phân tích về trục số biểu diễn tập hợp các số nguyên.

- GV cho một vài HS đọc nội dung kiến thức trong SGK. 

- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1.

- GV lưu ý cho HS phần Nhận xét như trong SGK.

- GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc so sánh hoàn thành phần Thực hành.

- GV cho HS trao đổi, thảo luận hoàn thành Vận dụng 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát SGK, chú ý lắng nghe và hoàn thành theo yêu cầu của GV

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS: Lắng nghe, ghi chú, phát biểu

- HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá quá trình học tập và chốt kiến thức.

1. So sánh hai số nguyên

HĐKP1:

Trong tháng Một, Ottawa lạnh hơn. Bởi vì – 37 < - 7 (nhiệt độ ở Ottawa là – 37 oC thấp hơn nhiệt độ ở Vostok là – 7oC.

 => Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói a nhỏ hơn b hoặc b lớn hơn a và ghi là: a <  b hoặc b > a. 

Giáo án Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên | Chân trời sáng tạo

* Nhận xét:

- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.

- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.

- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.

- Với hai số nguyên âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.

Thực hành:

a) – 10 < - 9

b) 2 > - 15

c) 0 > - 3

Vận dụng 1:

Trong ba số nguyên đã cho thì:

a là số nguyên dương

b là số nguyên âm

c bằng 0.

Hoạt động 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên

a) Mục tiêu: 

- Luyện kĩ năng so sánh hai số nguyên và vận dụng kĩ năng so sánh số nguyên âm vào một tình huống thực tế.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d) Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV yêu cầu HS đọc, trao đổi và làm HĐKP2.

- GV phân tích và cho HS đọc hiểu và trình bày lại Ví dụ 2.

- GV cho HS trao đổi, hoàn thành     Vận dụng 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu và trình bày miệng tại chỗ;  HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Tập hợp số nguyên

* HĐKP2:

Thứ tự tăng dần của các số: - 5 < - 2 < 0 < 2 < 4.

Ví dụ 2: 

Năm 2560 TCN  viết dưới dạng số nguyên là -2560

Năm 2018 viết dưới dạng số nguyên là 2018.

Có:  -2560 < 2018

=> Công trình xây dựng kim tự tháp Kheops, Ai Cập được hoàn thành trước.

Vận dụng 2: 

Vì: - 180 (m) > - 1 000 (m) > - 4 000 (m) > - 6 000 (m)

Nên ta sắp xếp các sinh vật biển theo thứ tự giảm dần của độ cao của môi trường sống như sau: Cá cờ xanh (Blue marlin); Cá hố (Ribbon fish); Cá đèn (Lantern fish); Sao biển (Brittle fish).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 ;2 ; 3 ; 4  ( SGK – tr58)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.

Bài 1 : 

a) 6 > 5

b) – 5 < 0

c) – 6 < 5

d) – 8 < -6

e) 3 > - 10

g) – 2 > - 5.

Bài 2:

Số đối của – 55.

Số đối của – 44.

Số đối của – 11.

Số đối của 00.

Số đối của 10– 10.

Số đối của – 2 0212021.

Bài 3:

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: - 8 < - 6 < - 4 < - 2 < 0 < 2 < 4 < 6 < 8.

Biểu diễn trên trục số:

Giáo án Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên | Chân trời sáng tạo

Bài 4: 

a) A = {- 3; - 2}

b) B = {- 1; 0; 1; 2}

c) C = {- 2; -1}

d) D = {0; 1; 2; 3; 4; 5}

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức, làm các bài tập vận dụng.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 5  ( SGK – tr56)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hoàn thành vở và trình bày.

Bài 5:

Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ như sau: –51 oC < -15 oC < –2 oC < 8 oC < 12 oC.

Vậy các địa điểm có nhiệt độ theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là: Alaska (A-la-xca); New York (Niu Oóc); Montana (Mon– ta–na); Florida (Phlo-ra-đa); Hawaii (Ha–oai).

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

V.  HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức đã học.

 - Vận dụng hoàn thành các bài tập: 2+ 4 (SBT- tr 49).

- Chuẩn bị bài mới “ Phép cộng và phép trừ số nguyên”.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác: