Giáo án Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên - Chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được quy tắc nhân hai số nguyên.
- Nhận biết được các tính chất của phép nhân số nguyên.
- Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên.
- Nhận biết được ý nghĩa của quan hệ chia hết trong một số bài toán thực tiễn.
- Biết tìm bội và ước của một số nguyên.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Thực hiện được phép tính nhân, chia trong tập hợp các số nguyên.
+ Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tập hợp các số nguyên trong tính toán ( tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).
+ Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn sử dụng các phép tính cộng, trừ, và nhân, chia số nguyên.
+ Vận dụng được tính chia hết của số nguyên vào các tình huống thực tiễn.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV : SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt,SBT
2 - HS : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK, SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng phép nhân số nguyên.
- Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu :
Thực hiện các phép tính sau:
a) (-10). 5
b) (-50) : 5
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài toán mở đầu thực hiện phép toán nhân số nguyên âm (-10) .5 và phép chia hai số nguyên (50) : 5. Để biết cách tính kết quả chính xác của các phép tính trên, tích của hai số nguyên âm là số thế nào? Tìm thương của phép hết hai số nguyên như thế nào, chnsg ta sẽ tìm hiểu trong bài mới ngày hôm nay?” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên khác dấu
a) Mục tiêu:
- HS nhớ lại định nghĩa phép nhân hai số tự nhiên.
- Tìm hiểu cách nhân hai số khác dấu bằng cách đưa về phép cộng.
- Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số trái dấu.
b) Nội dung:
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phân tích, hướng dẫn, yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành HĐKP1. - GV dẫn dắt, đi đến quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu trong hộp kiến thức. - GV cho 1 số HS đọc lại quy tắc. - GV phân tích, nhấn mạnh cho HS phần Chú ý: Cho a, ∈ z , ta có: (+a). (-b) = -a.b (-a). (+b) = -a.b - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 để hiểu rõ quy tắc sau đó hoàn thành vở và trình bày bảng. - GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Vận dụng 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu. GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, hoàn thành vở, lên bảng trình bày. - HS nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. |
1.Nhân hai số nguyên khác dấu HĐKP1: a) (-4).3 = (-4) + (-4) + (-4) = -12 b) (-5) . 2 = (-5) + (-5) = -10 (-6) . 3 = (-6) + (-6) + (-6) = -18 c) Dấu của tích hai số nguyên khác đều là mang dấu âm. => Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: - Tích của hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm. - Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu (-) trước kết quả nhận được. * Chú ý: Cho a, b ∈ z, ta có: (+a). (-b) = -a.b (-a). (+b) = -a.b Thực hành 1: a) (-5) . 4 = - (5 . 4) = -20 b) 6 . (-7) = - (6 . 7) = -42 c) (-14) . 20 = -(14 . 20) = -280 d) 51 . (-24) = - (51 . 24) = -1224 Vận dụng 1: Chị Mai nhận được số tiền là: 20 . (+50 000) + 4 . (-40 000) = 100 000 – 160 000 = 840 000 (đồng). |
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên cùng dấu
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu cách nhân hai số nguyên dương, hai số nguyên âm.
- Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số âm.
- Khắc sâu quy luật về dấu của một tích hai số.
b) Nội dung:
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi hoàn thành HĐKP2. - GV dẫn dắt, cho HS nhận xét, rút ra Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. - GV cho một vài HS đọc, phát biểu lại quy tắc. - GV lưu ý, nhấn mạnh cho HS phần Chú ý. - GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 2 để hình dung, hiểu rõ hơn về quy tắc. . - GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc hoàn thành Thực hành 2, 2 HS lên bảng trình bày. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, trình bày bảng, hoàn thành vở. + HS nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. |
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu HĐKP2: a) Nhân hai số nguyên dương (+3) . (+4) = 3 . 4 = 12 (+5) . (+2) = 5 . 2 = 10 b) Nhân hai số nguyên âm (-1) . (-5) = 5 (-2) . (-5) = 10 => Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: - Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên. - Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng. Chú ý: Cho hai số nguyên dương a và b, ta có: (-a) . (-b) = (+a) . (+b) = a . b Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn là một số nguyên dương. Thực hành 2: a = (-2) . (-3) = 2 . 3 = 6 b = (-15) . (-6) = 15 . 6 = 90 c = (+3) . (+2) = 3 . 2 = 6 d = (-10) . (-20) = 10. 20 = 200 |
Hoạt động 3: Tính chất của phép nhân các số nguyên
a) Mục tiêu:
- Nhắc lại các tính chất của phép nhân số nguyên, tương tự đối với nhân số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán.
- Luyện kĩ năng xác định dấu và tính tích của nhiều thừa số, tính nhẩm và nâng cao kĩ năng giải toán.
b) Nội dung:
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: a) Tính chất giao hoán: - GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành HĐKP4: + Nhóm 1 và nhóm 3 tính và so sánh: (-1) + (-3) và (-3) + (-1) + Nhóm 2 và nhóm 4 tính và so sánh: ( -7) + (+6) và (+6) + (-7) - GV dẫn dắt, cho các nhóm rút ra tính chất giao hoán trong SGK. - GV lưu ý cho HS : a + 0 = 0 + a. b) Tính chất kết hợp: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HĐKP5: Tính và so sánh kết quả: [(-3) + 4] + 2 ; (-3) + (4+2) ; [(-3) +2] + 4 - GV dẫn dắt cho HS rút ra tính chất kết hợp như trong SGK. - GV lưu ý cho HS phần Chú ý trong SGK: + Tổng (a +b) + c hoặc a + (b+c) là tổng của ba số nguyên a, b, c và viết là a + b +c; a, b, c là các số hạng của tổng. + Để tính tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng ( tính giao hoán), hoặc nhóm tùy ý các số hạng ( tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi hơn. - GV phân tích mẫu Ví dụ 4 và cho HS trình bày lại vào vở. - GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, trình bày bảng, hoàn thành vở. + HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Các tính chất của phép cộng các số nguyên. |
3. Tính chất của phép nhân các số nguyên. a) Tính chất giao hoán HĐKP3:
=> Phép nhân hai số nguyên có tính chất giao hoán: a.b = b.a * Chú ý: a.1 = 1.a = a a.0 = 0.a= 0 Cho hai số nguyên x, y: Nếu x.y = 0 thì x = 0 hoặc y = 0. b) Tính chất kết hợp
=> Phép nhân số nguyên có tính chất kết hợp: (a.b) . c = a. (b.c) Chú ý: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể viết tích của nhiều số nguyên: a.b.c =a.(b.c) = (a.b).c Thực hành 3: a) P là số dương; Q là số âm. b) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì có dấu “-” . c) Tích của các số nguyên âm có thừa số là số chẵn thì có dấu “+”. c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. HĐKP5:
=> Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép cộng: a.(b+c) = a.b + a.c Phép nhân số nguyên cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ: a.(b-c) = ab - ac Thực hành 4: (-2) . 29 + (-2) . (-99) + (-2) . (-30) = (-2) . [29 + (-99) + (-30)] = (-2) . (-100) = 200 |
Hoạt động 4: Quan hệ chia hết và phép chia hết trong tập hợp số nguyên.
a) Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép chia hết và rèn kĩ năng thực hiện phép chia hết của hai số nguyên.
b) Nội dung:
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trao đổi và hoàn thành HĐKP6. - GV dẫn dắt: Tương tự như số tự nhiên,một số nguyên có thể viết thành tích của các số nguyên khác, chẳng hạn: -12 =3. (-4) = (-6).2 = (-1). 2. 2. 3 = ... - GV dẫn dắt, cho HS rút ra kiến thức: Cho a, b và b 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì: Ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích. Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu a: b = q. a - b = a + (-b) - GV hướng dẫn và cho HS đọc hiểu Ví dụ 7, Ví dụ 8 để hiểu rõ về quan hệ chia hết trong tập số nguyên sau đó trình lại vào vở. - GV cho HS hoạt động nhóm hoàn thành Thực hành 5. - GV hướng dẫn, yêu cầu HS hoàn thành Vận dụng 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở. - Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại. |
4. Quan hệ chia hết và phép chia hết trong tập số nguyên HĐKP6: Trung bình mỗi phút tàu lặn được: (-12) : 3 = -4 (m) => Cho a, b ∈ z và b 0. Nếu có số nguyên q sao cho a =b.q thì: Ta nói a chia hết chia b, kí hiệu a ⋮ b. Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích. Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu a: b = q. Thực hành 5: a) (- 2 020) : 2 = - 1 010 b) 64 : (-8) = -8 c) (-90) : (-45) = 2 d) (-2 121) : 3 = -707 Vận dụng 2: Trung bình trong một phút máy thay đổi được: (-12) : 6 = - 2oC |
Hoạt động 5 : Bội và ước của một số nguyên
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu khái niệm ước và bội trong Z.
- Biết cách tìm ước và bội của một số nguyên và rèn kĩ năng tìm ước và bội.
b) Nội dung:
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại khái niệm ước và bội trong N. Sau đó, tương tự GV giảng, trình bày khái niệm ước và bội trong tập Z như SGK: Cho a,b ∈ z. Nếu a ⋮ b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a. - GV giảng và phân tích mẫu Ví dụ 9 cho HS để HS hình dung rõ hơn về khái niệm ước và bội. - GV yêu cầu HS lấy Ví dụ khác về ước và bội. - GV cho HS vận dụng kiến thức trao đổi cặp đôi hoàn Thực hành 6 vào vở, sau đó lên bảng trình bày. - GV lưu ý cho HS: Nếu c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu. + GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, hoàn thành vở, lên bảng trình bày. + HS nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả và lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Khái niệm ước và bội. |
- Khái niệm ước và bội: Cho a, b ∈ z . Nếu a ⋮ b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a. VD: 15 ⋮ (-3) =15 là bội của (-3) và (-3) là ước của 12. Thực hành 6: a) – 10 là một bội của 2 b) Ư(5) = {-1; 1; 5; -5} Lưu ý: NẾu c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 1 ; 3 ; 4 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10( SGK - tr70)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án, hoàn thành vở, lên bảng trình bày.
Bài 1 :
a) (-3) . 7 = - 21
b) (-8) . (-6) = 48
c) (+12) . (-20) = -240
d) 24 . (+50) = 1200
Bài 3 :
a) Vì (+4) . (- 8) ra kết quả mang dấu âm => (+4) . (- 8) < 0.
b) Vì (- 3) . 4 ra kết quả mang dấu âm => (- 3) . 4 < 4.
c) Vì (- 5) . (- 8) và (+5) . (+8) ra kết quả mang giá trị dương. => (- 5) . (- 8) = (+5) . (+8).
Bài 4:
a) (- 3) . (- 2) . (- 5) . 4 = - 120.
b) 3 . 2 . (- 8) . (- 5) = 240.
Bài 7:
a) (- 24) . x = - 120
x = (- 120) : (- 24)
x = 5
b) 6 . x = 24
x = 24 : 6
x = 4
Bài 8:
Hai số nguyên khác nhau a và b thỏa mãn a ⋮ b và b ⋮ a.
=> Khi đó a và b là số đối của nhau.
Bài 9:
Ư(6) = {1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6}
Ư(1) = {1; -1}
Ư(13) = {1; -1; 13; -13}
Ư(-25) = {1; -1; 5; -5; 25; -25}
Bài 10:
B(5) = {0; 5; 25;…}
B(-5) = {0; -5; -25;…}
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 5 ; 6 ; 11 ; 12 ( SGK - tr 70).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, hoàn thành vở và lên trình bày bảng.
Bài 5 :
- Cứ mỗi phút giảm 2 oC
=> Sau 5 phút nhiệt độ giảm: 5 . 2 = 10 oC.
Vậy: Sau 5 phút nữa nhiệt độ trong kho là: 8 – 10 = - 2oC.
Bài 6 :
Nhiệt độ bên ngoài trung bình mỗi phút tăng lên 4oC
=> Sau 10 phút nữa nhiệt độ tăng: 4 . 10 = 40oC.
Vậy: Sau 10 phút nữa nhiệt độ bên ngoài máy bay là: - 28 + 40 = 12oC.
Bài 11:
Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là – 39oC
=> Sau 7 ngày nhiệt độ thay đổi: – 25 + (– 39) = – 14oC => Sau 7 ngày nhiệt độ giảm 14oC.
=> Trung bình mỗi ngày nhiệt độ giảm: 14 : 7 = - 2oC.
Kết luận: Trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi 2oC.
Bài 12:
Ta có: Một quý sẽ gồm có 3 tháng.
- Số tiền lãi của bác Ba: 60 : 3 = 20 (triệu đồng)
- Số tiền lỗ của bác Tư: 12 : 3 = 4 (triệu đồng)
Kết luận: Bình quân trong một tháng số tiền lãi/lỗ của mỗi người là:
+ Bác Ba lãi: 20 triệu đồng ( Có 20 triệu đồng).
+ Bác Tư lỗ: 4 triệu đồng ( Có - 4 triệu đồng).
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) |
- Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
……………………………………………………
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc, ghi nhớ các nội dung kiến thức trong bài
- Hoàn thành nốt các bài tập .
- Đọc và xem trước bài “ Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Vui học cùng số nguyên”
- Chuẩn bị trước các dụng cụ, nguyên liệu cho bài sau:
1. Nhóm 4 người: 100g đậu đỏ, 100g đậu đen, khay đựng.
2. Mỗi tổ:
+ GV hướng dẫn 4 tờ giấy A1/ 4 tổ vẽ sẵn cành cây nằm ngang chiếm tỉ lệ 1/3 tờ giấy A1 và tô màu theo sở thích riêng của mỗi nhóm
+ Kéo, bút dạ.
+ Cắt sẵn 7 tấm bìa giấy kích thước 8×8, mỗi tấm bìa ghi sẵn một số từ -3 3
+ Các tấm bìa nhỏ kích thước 5×5, mỗi tấm bìa vẽ các con sóc màu khác nhau và ghi tên 1 thành viên của nhóm ở dưới. Ví dụ: Mai - Sóc trắng; Đạt - sóc đen…