X

Giáo án Toán 6 - CTST

Giáo án Toán 6 Bài 2: Biểu diễn dữ liệu trên bảng - Chân trời sáng tạo


Giáo án Toán 6 Bài 2: Biểu diễn dữ liệu trên bảng - Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách dữ liệu vào bảng dữ liệu ban đầu.

- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng bảng thống kê.

- Đọc và mô tả dữ liệu ở dạng bảng.

2. Năng lực 

- Năng lực riêng:

+  Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng thống kê.

Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng bảng thống kê.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  SGK, bài giảng, giáo án ppt, SBT.

2 - HS :  Đồ dùng học tập; SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: 

- Gợi mở vấn đề, dẫn dắt vào bài mới thu hút học sinh.

- Giúp HS bước đầu nhận biết với việc biểu diễn dữ liệu thông qua hoạt động tìm hiểu về loại thức ăn sáng của các bạn trong lớp.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 

c) Sản phẩm: Từ vấn đề đưa ra, HS quan sát, suy nghĩ, trao đổi nhóm, vận dụng hiểu biết của mình để hoàn thành yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện: 

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide HĐKĐ như trong SGK và yêu cầu HS đọc, trao đổi nhóm, hoàn thành:

Cho bảng viết tắt sau:

Món ăn sáng

Cơm tấm

Xôi

Bánh mì

Phở

Viết tắt

C

X

B

P

Hãy thảo luận về các thông tin được biểu diễn trên Bảng 1 và 2 dưới đây.

+ Bảng 1 cho em biết thông tin gì?

Bảng 1: Ghi nhanh về món ăn sáng nay của các bạn tổ 3 lớp 6A4

B

B

P

C

X

B

C

B

X

B

+ Bảng 2 điều tra về thông tin gì?

Bảng 2: Thống kê về món ăn sáng nay của các bạn tổ 3 lớp 6A4

Món ăn sáng

Số bạn chọn

Cơm tấm

2

Xôi

2

Bánh mì

5

Phở

1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi theo suy nghĩ và nhận thức của bản thân dưới sự dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay, trả lời miệng, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Bảng dữ liệu ban đầu

a) Mục tiêu:

- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm lập bảng dữ liệu ban đầu thông qua việc thực hành thống kê loại nhạc cụ ưa thích của lớp.

- HS biết và thực hành lập được bảng số liệu ban đầu về môn học yêu thích nhất của các bạn trong tổ mình.

b) Nội dung: HS quan sát SGK tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm được kiến thực trọng tâm và hoàn thành được bài tập thực hành.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo tổ, hoàn thành HĐKP1.

- GV dẫn dắt, giảng cho HS chức năng của bảng dữ liệu ban đầu.

- GV chốt lại như trong Hộp kiến thức và yêu cầu 1, 2 HS phát biểu lại.

- GV lưu ý HS phần Chú ý như trong SGK.

- GV phân tích Ví dụ 1 cho HS hiểu và hình dung rõ về Bảng số liệu ban đầu.

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm 4, suy nghĩ và lấy ví dụ tương tự vè bảng dữ liệu ban đầu.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ điều tra môn học yêu thích nhất của các bạn trong tổ em và hoàn thành vào vở cá nhân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung thông qua việc thực hiện yêu cầu như hướng dẫn của GV.

- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu, trình bày miệng tại chỗ.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá chung quá trình hoạt động của các nhóm và lưu ý nội dung kiến thức trọng tâm cho HS.

1. Bảng dữ liệu ban đầu

HĐKP1:

a) Tiến hành khảo sát các bạn trong tổ rồi thống kê vào bảng:

O

K

T

G

G

S

K

O

T

S

G

O

b) - Cần phải viết tắt vì để thu thập dữ liệu nhanh chóng.

    - Cách thức viết tắt: để tránh sai sót, các giá trị khác nhau phải được viết tắt khác nhau.

=> Khi điều tra về một vấn đề nào đó, người ta thường thu thập dữ liệu và ghi lại trong bảng dữ liệu ban đầu.

* Chú ý: Để thu thập các dữ liệu nhanh chóng, trong bảng dữ liệu ban đầu ta thường viết tất cả các giá trị, nhưng để tránh sai sót, các giá trị khác nhau phải được viết tắt khác nhau.

Thực hành : Khảo sát dữ liệu các bạn trong tổ rồi thống kê vào bảng;

T

K

L

N

N

V

N

V

T

C

T

L

Hoạt động 2: Bảng thống kê

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết, có cơ hội trải nghiệm sắp xếp lại các số liệu có sẵn vào bảng thông qua việc thực hành lập bảng thống kê điểm của các bạn.

- HS biết và rèn luyện kĩ năng thực hành lập được bảng thống kê tương ứng từ bảng số liệu ban đầu.

b) Nội dung: HS quan sát SGK và hoàn thành theo yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4,     hoàn thành HĐKP2.

- GV dẫn dắt, giảng cho HS rút ra khái niệm về bảng thống kê.

- GV chốt lại khái niệm như trong Hộp kiến thức và cho 1, 2 HS phát biểu lại khái niệm.

- GV cho HS quan sát, đọc hiểu và phân tích Ví dụ 2.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm Ví dụ về Bảng thống kê dựa trên phân tích Ví dụ 2.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, hoạt động cá nhân hoàn thành Vận dụng 1, Vận dụng 2 vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, quan sát và tìm hiểu nội dung SGK thông qua việc thực hiện yêu cầu như hướng dẫn của GV.

- GV: giảng, phân tích, quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu, trình bày miệng tại chỗ, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chữa, nhận xét, đánh giá chung quá trình hoạt động của các nhóm và lưu ý nội dung kiến thức trọng tâm cho HS.

2. Bảng thống kê

HĐKP2:

Điểm số

Số bạn đạt được

9

1

8

4

7

1

6

3

5

2

4

1

=> Có 4 bạn được điểm 8 và 6 bạn có điểm dưới 7.

=> Bảng thống kê là một cách trình bày dữ liệu chi tiết hơn bảng dữ liệu ban đầu, bao gồm các hàng và các cột, thể hiện danh sách các đối tượng thống kê cùng với các dữ liệu của đối tượng đó.

Vận dụng 1:

Xếp loại hạnh kiểm

Số học sinh

Giỏi 

3

Khá 

8

Trung bình

3

Yếu

1

Vận dụng 2:

a) Lớp 6A có tất cả 30 học sinh.

b) Số học sinh có hạnh kiểm từ khá trở lên là 28.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập : Bài 1 (SGk-tr103) + Bài 1 ( SBT – tr89)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án, hoàn thành vở, giơ tay lên bảng hoặc trình bày miệng.

Bài 1 :

a) Tên bảng dữ liệu: Bảng thống kê các bộ phim yêu thích của các học sinh lớp 6A3.

b) Bảng thống kê các bộ phim yêu thích của các học sinh lớp 6A3:

Loại phim

Hoạt hình

Lịch sử

Khoa học

Ca nhạc

Trinh thám

Số bạn yêu thích

11

6

4

7

8

=> Loại phim hoạt hình được các bạn học sinh lớp 6A3 yêu thích nhất.

Bài 1 : (SBT –tr 89) :

a) Tên bảng dữ liệu : Bảng thống kê loài hoa yêu thích nhất của tổ 1 lớp 6B.

b) Bảng thống kê loài hoa yêu thích nhất của tổ 1 lớp 6B :

Loài hoa

Hoa Hồng

Hoa Mai

Hoa Cúc

Hoa Đào

Hoa Lan

Số bạn yêu thích

5

1

3

2

1

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b. Nội dung: HS hoàn thành theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hòan thành bài tập vận dụng :Bài 2 + Bài 3 ( SGK –tr104).

- GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức cho HS thảo luận theo tổ.

- HS thảo luận, suy nghĩ và trình bày vào vở theo cá nhân, sau khi hoàn thành giơ tay phát biểu trình bày miệng

Bài 2 : Bảng dữ liệu ban đầu về số thành viên trong gia đình của các bạn trong tổ em :

3

4

2

5

6

5

4

5

4

6

8

4

=> Bảng thống kê tương ứng về số thành viên trong gia đình của các bạn trong tổ em :

Số thành viên trong gia đình

2

3

4

5

6

8

Số bạn

1

1

4

3

2

1

Bài 3 : Bảng dữ liệu ban đầu về món ăn sáng ưa thích nhất của các bạn trong tổ em:

Cơm rang

Phở

Bánh mì

Bánh mì

Xôi

Cơm rang

Phở

Bánh bao

Bánh bao

Bánh mì

Xôi

Bánh bao

=> Bảng thống kê về món ăn sáng ưa thích nhất của các bạn trong tổ em:

Các món ăn

Bánh bao

Bánh mì

Cơm rang

Phở

Xôi

Số bạn

3

3

2

2

2

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể).

- Đánh giá đồng đẳng.

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp gợi mở - đàm thoại.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

V.  HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại và ghi nhớ nội dung kiến thức cuả bài.

- Luyện tập thêm các bài tập 23 ( SBT –tr89)

-  Đọc và chuẩn bị trước bài sau : “ Biểu đồ tranh”.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác: