Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1: Đọc hiểu văn bản (trang 126) - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1: Đọc hiểu văn bản (trang 126) ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1: Đọc hiểu văn bản (trang 126) - ngắn nhất Cánh diều
Câu 1. (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy lập bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.
Trả lời:
STT |
Kiểu văn bản |
Các bài đọc hiểu |
1 |
Thơ và truyện thơ |
Sóng |
Lời tiễn dặn |
||
Tôi yêu em |
||
Nỗi niềm tương tư |
||
Hôm qua tát nước đầu đình |
||
2 |
Thơ văn Nguyễn Du |
Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp |
Trao duyên |
||
Đọc Tiểu Thanh kí |
||
Anh hùng tiếng đã gọi rằng |
||
Thề nguyền |
||
3 |
Truyện |
Chí Phèo |
Chữ người tử tù |
||
Tấm lòng người mẹ |
||
Kép Tư Bền |
||
4 |
Văn bản thông tin |
Phải coi luật pháp như khí trời để thở |
Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái |
||
Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ |
||
Sông nước trong tiếng miền Nam |
Tên tiểu loại / kiểu văn bản |
Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) |
Truyện |
Chữ người tử tù, Tấm lòng người mẹ, Chí Phèo, Kép Tư Bền |
Truyện thơ |
Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu), Nỗi niềm tương tư |
Thơ |
Trao duyên, Hôm qua tát nước đầu đình, Sóng, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền, Tôi yêu em, Đọc Tiểu Thanh kí |
Văn bản thông tin |
Phải coi luật pháp như khí trời để thở, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, Tạ Quang Bửu – Người thấy thông thái, Sông nước trong tiếng miền Nam |
Câu 2. (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Xác định đề tài, chủ đề, và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một.
Trả lời:
- Bài 1 học thơ và truyện thơ (truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm). Có các văn bản thơ là Sóng của Xuân Quỳnh, Tôi yêu em (Pu-skin), Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân gian của dân tộc Thái) và truyện thơ Nôm qua văn bản Nỗi niềm tương tự (trích Bích Câu kì ngộ – Vũ Quốc Trân).
- Đề tài của các văn bản thơ và truyện thơ đều viết về tình yêu lứa đôi (xưa và nay). Chủ đề chung của các văn bản đều tập trung nói lên các cung bậc tình cảm, cảm xúc đa dạng, phong phú (yêu thương, lo lắng, tương tư, nhớ mong,...); ca ngợi tình yêu trong sáng, thuỷ chung, say đắm, rộng lượng, vị tha,...
- Về một số đặc điểm cần chú ý khi đọc các văn bản thơ này, HS cần xem kĩ mục 1. Chuẩn bị, nhất là nội dung giới thiệu tóm tắt tác phẩm và bối cảnh trích đoạn truyện thơ; xem lại các nội dung đọc hiểu của hai văn bản này.
Câu 3. (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du?
Trả lời:
Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.
Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:
+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.
+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).
+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).
+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)
+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).
– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.
+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.
+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.
+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.
Câu 4. (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một.
Trả lời:
Tác phẩm |
Nội dung chính |
Nhân vật tiêu biểu |
Chí Phèo (Nam Cao) |
Phản ánh số phận bi thảm của người dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đề cao nhân phẩm, lòng yêu thương và cách nhìn nhận, đánh giá con người. |
Chí Phèo |
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) |
Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một người tài hoa, tâm trong sang và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó thể hiện quan niệm, sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước |
Huấn Cao |
Tấm lòng người mẹ (Huy-gô) |
Kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng - tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc. |
Phăng-tin, Giăng-van Giăng |
Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan) |
Lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả và cuộc đời để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn. |
Tư Bền |
Câu 5. (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản thông tin ấy.
Trả lời:
- Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ.
- Về hình thức: các văn này đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp (kết các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, trong một văn bản).