Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1: Viết (trang 126) - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1: Viết (trang 126) ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 1: Viết (trang 126) - ngắn nhất Cánh diều
Câu 6. (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập một, chỉ ra các yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.
Trả lời:
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy.
- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
Câu 7. (trang 127 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một.
Trả lời:
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.
→ Kỹ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (lô - gích) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.
+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, giàu sức thuyết phục.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.
+ Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).
- Bài thuyết minh tổng hợp:
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp.
+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo dõi nội dung chính của bài viết.
Câu 8. (trang 127 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).
Trả lời:
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí |
Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học |
Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…