Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - ngắn nhất Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):
- Xem lại kiến thức đã học về thơ Đường luật để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ bản dịch nghĩa và đọc chú thích để hiểu rõ nghĩa của văn bản.
+ So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy điểm khác biệt.
+ Nhận biết và phân tích giá trị bài thơ chủ yếu dựa vào bản dịch nghĩa.
- Tìm đọc thêm một số văn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Du và các bài phân tích Đọc Tiểu Thanh kí.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây về nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ:
Tương truyền, Tiểu Thanh (người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) là cô gái thông minh, có sắc đẹp, tài năng, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ, người chồng thuộc gia đình quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc). Vì đau buồn, cô lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà cô để lại bị người vợ cả đem đốt, may mắn một số bài còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại).
2. Đọc hiểu
*Nội dung chính: Bài thơ là những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện phương diện trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
*Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): “Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Trả lời:
- Son phấn: vẻ đẹp, sắc đẹp.
- Văn chương: tài năng.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.
Trả lời:
- Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận:
+ Hai câu thực: “thần chôn vẫn hận”, “không mệnh đốt còn vương”
+ Hai câu luận: “nỗi hờn kim cổ”
*Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kí” có thể phân chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, bài thơ không nên chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) vì tách rời bố cục bài thơ ra như vậy sẽ không mạch lạc và lôgic:
+ 6 câu đầu: nhà thơ xót thương cho số phận Tiểu Thanh
+ 2 câu cuối: nhà thơ xót thương cho chính mình
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em nhận ra điều gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Trả lời:
- Số phận nàng Tiểu Thanh: Có sắc đẹp, tài năng, có học vấn, thông thạo thi ca nhạc họa nhưng số phận hẩm hiu.
- Tình cảm, thái độ của tác giả: Niềm cảm thông sâu sắc với nhân vật. Đau đớn vì văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ và thái độ trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Trả lời:
Nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng vì nhà thơ xót thương cho những kiếp người tài hoa mệnh bạc. Tiểu Thanh đau khổ, bao con người đau khổ chính từ nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Thì ra chính chi phấn và văn chương là nguyên nhân tất yếu gây ra nỗi đau ấy.
=> Nguyễn Du đã lấy hồn tôi để thổi hồn người, điều đó thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác giả. Thương người rồi mới thương mình. Thương người càng sâu sắc thì thương mình lại càng da diết.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Trả lời:
Tác dụng: Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ nhằm thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.
Câu 5 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu kết?
Trả lời:
Tâm sự của Nguyễn Du: Tiểu Thanh còn có ông tìm đến làm tri kỉ để giải đi nỗi oán giận bằng giọt nước mắt thấu hiểu. Liệu rằng ba trăm sau sẽ có ai khóc cho những dòng thơ về cuộc đời ông như hôm nay ông đã khóc cho Tiểu Thanh?
Câu 6 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.
Trả lời:
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.