Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái trang 107, 108, 109, 110, 111, 112 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái - ngắn nhất Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 107 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều):
- Đọc trước văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái; tìm hiểu thêm các bài viết về Giáo sư Tạ Quang Bửu và những người khác tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
- Hãy chuẩn bị những thông tin và tư liệu về một người có phẩm chất, tính cách cao đẹp mà em quen biết hoặc đọc qua sách, báo,... để giới thiệu với các bạn trong lớp.
Trả lời:
- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu:
+ Giáo sư Tạ Quang Bửu - Nhà đại trí thức Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. (Trích Báo Đại biểu nhân dân Tỉnh Nghệ An)
+ GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ (Trích Báo Vietnamnet.vn)
+ Tạ Quang Bửu: Nhà trí thức cách mạng, nhà khoa học tài năng (Trích Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)
- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:
+ Bác Hồ: Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam (Trích báo Tuyên giáo.vn)
+ Võ Nguyên Giáp: Võ Đại tướng - Nhà trí thức cách mạng tiêu biểu (Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân)
+ Trần Đại Nghĩa: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với căn cứ địa Việt Bắc (Trích Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang)
2. Định hướng
* Nội dung chính: Văn bản viết về sự thông thái, uyên bác của một con người – Giáo sư Tạ Quang Bửu.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1. (trang 107 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?
Trả lời:
Phần mở đầu đặt vấn đề: nhận định của mọi người về Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Câu 2. (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Chú ý các lĩnh vực mà Giáo sư Bửu hiểu biết.
Trả lời:
- Lĩnh vực:
+ Cử nhân toán.
+ Thể thao (chạy, nhảy cao, nhảy xa, bơi, bóng bàn, đấm bốc, đáng bóng)
+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc.
+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh, tiếng Hán,…)
→ Thông thái, hiểu biết phong phú.
Câu 3. (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?
Trả lời:
Vì ông muốn hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và phương Đông.
Câu 4. (trang 109 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?
Trả lời:
Điều khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc là tuy chìm trong công việc, Giáo sư Trần Quang Bửu vẫn dành thì giờ đọc các sách, báo toán nổi tiếng qua tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp.
Câu 5. (trang 110 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Tác dụng tăng tính thuyết phục và làm rõ sự thông thái của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Chú ý các bằng chứng về năng lực ngoại ngữ của Giáo sư Bửu.
Trả lời:
- Giáo sư Bửu học ba tháng đã đọc được tiếng Nga sau đó dịch ngay ra tiếng Pháp.
- Giáo sư đọc hẳn tiếng Ba Lan và thuyết trình cho mọi người về nghiên cứu toán cho thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội.
- Giáo sư giúp Bác soạn những bức công hàm gửi nước ngoài bằng Tiếng Anh.
Câu 7. (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Nội dung chính của phần 2 là gì?
Trả lời:
Đánh giá khái quát và nêu suy nghĩ của người viết về Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Câu 8. (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?
Trả lời:
- Làm rõ thêm tình cảm yêu mến của mọi người đối với Tạ Quang Bửu;
- Làm sáng tỏ thêm tài năng, nhân cách của con người Tạ Quang Bửu;
- Góp phần thể hiện tính chất tổng hợp của văn bản thông tin này.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1. (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái.
Trả lời:
- Đề tài: Sự thông thái, uyên bác của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
- Bố cục 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “như lời thơ Xuân Diệu”: Nêu lên và làm sáng tỏ sự thông thái, uyên bác của Tạ Quang Bửu với rất nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục.
- Phần 2: Phần còn lại: Đánh giá khái quát và nêu suy nghĩ của cá nhân người viết đối với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Câu 2. (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhà khoa học có liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?
Trả lời:
- Các nhà khoa học có liên quan đến Tạ Quảng Bửu trong bài viết:
+ Phó giáo sư Đặng Thái Hoàng, con trai nhà văn Đặng Thai Mai.
+ Hoàng Xuân Tùy, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
+ Cụ Phan Bội Châu.
+ Nhà hoạt động chính trị gia Nguyễn Xiển, người thầy dạy toán kì cựu.
+ Giáo sư toán học Lê Văn Thiêm – một trong những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỉ XX.
+ Nô-am Chom-xki - nhà Ngôn ngữ - toán học, được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là “một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX”.
+ Ông Nguyễn Xuân Huy - Người từng công tác cùng đơn vị với Tạ Quang Bửu + Nhà toán học Ba Lan Mi-ku-xin-xki.
+ Bác Hồ
+ Võ Nguyên Giáp
+ Nhà thơ đất Quảng, Khương Hữu Dụng, bạn cùng lớp với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
+ Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học Phan Đình Diệu.
=> Điểm chung: Các nhân vật được nêu ra trong bài viết đều là các nhà khoa học lớn, nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực của thế giới và Việt Nam.
Câu 3. (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?
Trả lời:
- Văn bản tập trung làm sáng tỏ Giáo sư Tạ Quang Bửu là người thầy rất thông thái, uyên bác.
- Ý tưởng nêu trên của bài viết được trình bày theo trình tự: tổng, phân, hợp (nêu nhận xét khái quát, sau đó phân tích và chứng minh cụ thể, cuối bài nêu suy nghĩ khái quát của cá nhân người viết).
- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật (các nhà khoa học) trong văn bản có tác dụng tăng tính thuyết phục và làm rõ sự thông thái của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Câu 4. (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.
Trả lời:
Thái độ và tình cảm yêu mến của người viết thể hiện khá rõ trong nhiều câu, đoạn văn. Chẳng hạn: “Chúng ta còn nhớ, dạo ấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đẹp biết bao thế hệ trí thức thời mở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, “Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy / Nghìn năm chưa dễ đã ai quên”.
Hoặc đoạn sau:
“Ngày 6-3-1948, giữa rừng xanh Việt Bắc, đã phát hành cuốn sách của Giáo sư Tạ Quang Bửu: Sống. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Hơn nửa thế kỉ sau, giờ đây ngồi đọc lại cuốn sách mỏng in trên giấy dó đó, tôi ngạc nhiên nhận thấy, ngay từ dạo ấy, trên nhà sàn nơi bản vắng chiến khu, nhà thông thái của chúng ta đã có thể vận dụng những phát minh mới nhất trong vật lí lượng tử để giải thích sự sống, trình bày cấu trúc phân tử của gen, sự di truyền và biến dị, tính trội và tính lặn, các tác nhân gây đột biến,...”.
Câu 5. (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Trả lời:
- Văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức về cách sống và làm việc, sự thông thái, uyên bác, tài năng, nhân cách của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích.
- Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: Yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.
Câu 6. (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Trả lời:
Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986), ông là nhà khoa học lừng lẫy của Việt Nam, là người đặt nền móng đầu tiên cho ngành khoa học - kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Năm 1945, khi nước Việt Nam giành độc lập, giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà tri thức tai ba nhất thời đó. Sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà không thể không nhắc đến tên ông. Ông đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu và cống hiến, góp phần lớn lao tạo nên nền kinh tế - văn hóa - xã hội vững mạnh như bây giờ. Không chỉ là một chính trị tài ba, ông còn được biết đến là con người đa tài từ khả năng toán học đến nghệ thuật, đặc biệt ông có tài năng ngoại ngữ vượt trội. Để trở thành nhà trí thức uyên bác như vậy, sở dĩ ông là người có tính kỉ luật, tinh thần tự học cao. Ông luôn biết cách làm cho mình phát triển hơn từng ngày nhờ vào việc tự học, không ngừng tìm tòi lĩnh hội kiến thức bằng việc yêu những cuốn sách và luôn sẵn sàng dành thời gian cho chúng. Bởi thế mà tài năng, nỗ lực của ông đều được mọi người ghi nhận, tôn vinh và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại muôn vàn tiếc thương cho con em đất Việt.