X

Soạn văn 11 Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tự đánh giá cuối học kì 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 - ngắn nhất Cánh diều

I. Đọc hiểu

Đọc văn bản Hai đứa trẻ (trang 128 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Dòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên?

A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya 

B. Vòm trời đầy sao sáng, cuối buổi chiều mùa hạ 

C. Cửa hàng của Liên vào lúc đêm khuya đợi tàu

D. Sân ga nơi bác Siêu, chị Tí bán hàng lúc nửa đêm 

Trả lời:      

Chọn phương án: C

Câu 2. (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích?

A. Truyện ngắn trào phúng

B. Truyện ngắn hiện thực 

C. Truyện ngắn châm biếm

D. Truyện ngắn trữ tình

Trả lời:

Chọn phương án: B

Câu 3. (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Phương án nào nêu chính xác biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Mặt đất và bầu trời, ngày và đêm, con người và cảnh vật

B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ

C. Mặt đất và bầu trời, hiện tại và quá khứ, mơ ước và thực tế

D. Mặt đất và bầu trời, người lớn và trẻ con, trạng thái thức và ngũ

Trả lời:

Chọn phương án: B

Câu 4. (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Câu văn nào dưới đây là lời nhân vật trong đoạn trích trên?

A. Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.

B. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.

C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.

D. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống.

Trả lời:

Chọn phương án: C

Câu 5. (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Phương án nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích trên? 

A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu 

B. Nhớ lại cảnh phố huyện về đêm với cuộc sống buồn bã tại một sân ga 

C. Giới thiệu cảnh ban đêm tại một sân ga của một phố huyện nghèo

D. Nêu lên những cảm nhận về bầu trời và mặt đất vào một đêm mùa hạ 

Trả lời:

Chọn phương án: A

Câu 6. (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Có thể thay nhan đề “Hai đứa trẻ” bằng “Hai chị em” được không? Vì sao?

Trả lời:

Nhan đề “Hai chị em” chỉ mang nghĩa trung tính, thuần túy đưa thông tin: chỉ số lượng 2 người – 1 là chị và 1 là em, có thể đã lớn (người lớn); không có màu sắc biểu cảm.

Nhan đề “Hai đứa trẻ” ngoài nội dung thông tin số lượng đã nêu, còn mang màu sắc biểu cảm. Chữ “đứa trẻ” chỉ trẻ con, bé nhỏ, chưa thành người lớn, gợi sự côi cút, thương cảm.

→ Nhan đề “Hai đứa trẻ” là phù hợp nhất.

Câu 7. (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Câu văn “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn trong khoảng 3 – 5 dòng).

Trả lời:

Câu văn thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, thái độ thương xót, cảm thông của tác giả đối với số phận những người dân nghèo, về một cuộc sống quẩn quanh, bế tắc không lối thoát.

Câu 8. (trang 131 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên.

Trả lời:

- Ba biểu hiện đối lập: mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

- Ví dụ đối lập giữa bầu trời và mặt đất. Miêu tả bầu trời lộng lẫy, rất đẹp (Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh đua lấp lánh) và để làm nổi hiện trạng của mặt đất buồn tẻ, khổ đau (đầy bóng tối, buồn thảm, âm u,…)

Câu 9. (trang 131 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Đoạn trích trên thể hiện rất rõ chất thơ trong văn xuôi. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

- Chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi đc xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế.

- Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” được thể hiện ở chỗ:

+ Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.

+ Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Nếu Nam Cao thường đi vào phân tích những quá trình tâm lý phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. 

+ Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình.

→ Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn này, Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ không ai ngờ tới”. Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn, cái đẹp mà chỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm nhận hết được. 

Câu 10. (trang 131 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Hai chị em Liên cố thức chỉ “vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Nêu ý nghĩa của chi tiết này.

Trả lời:

- Đoàn tàu sáng rực rỡ là biểu hiện cho tương lai, làm rực sáng phố huyện đầy đêm đen, làm huyên náo phố huyện âm thầm, u buồn,… Nó như là niềm hi vọng của tương lai,… vì thế chị em Liên dù rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi chuyến tàu.

II. Viết

Đề bài (trang 131 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều):

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một.

Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.

Trả lời:

* Bài viết mẫu tham khảo:

- Đề 1: Bàn về ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa trong cuộc sống thực từ việc đọc bài thơ “Tôi yêu em” (Puskin)

Trong bài thơ “Tôi yêu em”, Puskin đã chọn miêu tả một phẩm chất vô cùng đặc biệt của con người khi đứng trước tình yêu - sự cao thượng. Từ đó, tác phẩm cho ta thấy ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa ngay trong cuộc sống thực.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” có một tình yêu tha thiết, mãnh liệt đến vô cùng. Nhà thơ khắc họa sức mạnh của tình yêu thông qua mọi cung bậc từ yêu thương, nhớ nhung đến hờn ghen, thậm chí cả những phút giây tuyệt vọng:

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Dẫu cho đó là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì nhân vật trữ tình vẫn một mực thủy chung. Từng lời thơ đều toát lên sự chân thành, dịu dàng của con người khi đứng trước tình yêu. Điều đau khổ nhất trong tình yêu cũng là yêu mà không được đáp lại. Nỗi buồn trong tình yêu có thể dẫn đến muôn vàn những xúc cảm tiêu cực. Sự cô đơn, tuyệt vọng, ghen tuông có thể bóp nghẹt chính ta và thậm chí cả người mà ta yêu. Thế nhưng, ở đây, từ khi ý thức được tình yêu của mình dành cho cô gái, chàng trai đã chọn một cách yêu vô cùng lý trí:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Sự cao thượng được thể hiện một cách rõ ràng. Chàng trai ý thức được bản thân rất yêu người con gái cũng như thái độ, tình cảm của cô đối với anh. Anh kìm nén ngọn lửa tình yêu trong mình vì “không để em bận lòng thêm nữa”. Tình yêu không chỉ có những cảm xúc mãnh liệt mà còn cần cả sự tinh tế cùng đức hi sinh.

Đến khổ thơ cuối, sự cao thượng được đẩy lên cao hơn khi chàng trai dành cho người con gái mình yêu lời chúc phúc:

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

Điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại để nhấn mạnh tình yêu vô bờ. Thế nhưng, tình yêu cũng trở nên vô nghĩa nếu ta ích kỉ, biến tình cảm của mình thành sợi dây trói buộc đối phương. Chính vì thế, anh đã dành cho cô gái lời cầu chúc: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Tình yêu chân thành, đằm thắm ấy không đối lập với sự hi sinh mà nó chính là khởi nguồn cho tấm lòng cao thượng. Chàng trai đã chọn lùi bước để cô gái hạnh phúc với tình yêu của riêng mình, hy vọng rằng cô gặp được người yêu cô như cách anh đã yêu. Sự cao thượng vừa cho thấy tình yêu sâu sắc, đức hi sinh cùng sự tự trọng của con người trong tình yêu.

Không chỉ trên trang sách mà ở trong đời sống thực, cao thượng cũng là phẩm chất mà con người cần có trong tình yêu đôi lứa. Nếu những ngọt ngào hay hờn ghen là gia vị của tình yêu thì tấm lòng cao thượng là điều tiên quyết làm nên tình yêu chân chính. Cao thượng được thể hiện ở việc bao dung trước những lỗi lầm của đối phương, thấu hiểu những khó khăn mà người kia phải trải qua, không vì những ham muốn ích kỉ của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người mình yêu,… Hơn hết, cao thượng còn là hạnh phúc khi người mình yêu được hạnh phúc.

Cao thượng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho tình yêu của mỗi con người. Đức tính này đề ra cho chúng ta một phương cách sống và yêu vô cùng đúng đắn và văn minh. Nhờ có sự cao thượng mà ta biết quan tâm, hi sinh vì người mình yêu. Lòng cao thượng xóa bỏ sự ích kỉ của cái tôi, giúp gắn kết con người. Từ đó mà những người yêu nhau sẽ thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Không chỉ vậy, khi bước vào tình yêu với một tâm thế cao thượng, ta sẽ luôn gìn giữ được lòng tự tôn của chính mình, biết cách giữ cho lòng mình thanh thản. Những trái tim cao thượng sẽ tạo ra một tình yêu có giá trị vững bền. Kể cả khi tình yêu không được như ta hy vọng, ta cũng không đánh mất chính mình. Ngược lại, thiếu đi sự cao thượng, tình yêu trong sáng sẽ bị biến chất, trở thành những toan tính hẹp hòi hoặc sự bi lụy đớn hèn.

Có lẽ, suy nghĩ và hành động cao thượng chính là lời tuyên ngôn trong sáng, chân thành nhất mà mỗi chúng ta có thể dành cho tình yêu của mình. Đó cũng là một cách để trao đi yêu thương và yêu thương chính mình trong cuộc sống.

- Đề 2: Giới thiệu về phẩm chất siêng năng, cần cù của người Việt Nam

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích. vô vị.

Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm. chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.

Người thợ coi tám giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương đế làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đầy khoai xanh tốt. cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có. Muốn được sống trong ấm no, hạnh phúc thì phải siêng năng, cần cù. "Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho" là một lời khuyên chí lí. Muốn dân giàu, nước mạnh thì người người phải lao động, nhà nhà phải lao động; lao động một cách cần cù, siêng năng.

Nhân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý của họ:

Lao xao gà gáy rạng ngày,

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu,

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

hay

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ. nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là "nhác làm siêng ăn", là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự.

Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu ca:

Đời người chỉ một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang.

Kẻ "hay ngủ ngày" là kẻ lười biếng,

Chỉ biết "há miệng chờ sung".

Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết "học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm". Trong đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao trong thi cử?

Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: