Câu hỏi bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ chọn lọc - Ngữ văn lớp 12
Câu hỏi bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Thể loại của văn bản Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
Thể loại của văn bản Bắt sấu rừng U Minh Hạ là truyện ngắn
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác: Bắt sấu rừng U Minh Hạ đăng trên tuần báo Nhân Loại (1957), sau được in trong tập Hương rừng Cà Mau (1986).
Câu hỏi: Giá trị nội dung của Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
- Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và kì bí. Đồng thời ẩn chứa nhiều bất trắc, hiểm nguy thử thách con người.
- Con người phóng khoáng, mộc mạc, giản dị và giàu tình cảm. Đồng thời cũng là những con người hết sức thông minh, tài hoa, bản lĩnh và gan dạ.
Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, sử dụng điểm nhìn của người trần thuật “giấu mặt”.
- Ngôn ngữ sống động, mang đậm chất Nam Bộ.
Câu hỏi: Chủ đề của Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
Chủ đề của Bắt sấu rừng U Minh Hạ viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh với những người lao động có sức sống mãnh liệt, sâu đậm ân nghĩa và tài ba can trường
Câu hỏi: Thiên nhiên và con người U Minh Hạ trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
*Thiên nhiên:
- Rừng tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại.
- Sấu lội từng đàn, nhiều như trái mù u chín rụng.
→ Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm.
*Con người
- Những người lao động cần cù, mưu trí, gan góc can trường, có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa.
- Họ thương tiếc bà con xóm giềng bị hùm tha sấu bắt.
- Họ vượt lên gian khó bằng sức mạnh tài trí:
+ Những người câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt, con vịt sống…
+ Ông Năm Hên thì bắt sấu bằng tay không.
+ Tư Hoạch một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu.
+ Những người trai lực lưỡng gài bẫy cọp, săn heo rừng.
→ Chính họ mang đến sức sống mới cho vùng đất hoang hoá Cà Mau.
Câu hỏi: Cảm nhận về nhân vật Năm Hên trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
- Ông là người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiêng Giang, bắt sấu bằng hai tay không.
- Ông tình nguyện bơi xuồng đến bắt sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu:
+ Nhang: để tưởng niệm những người bị sấu bắt.
+ Rượu: để uống tăng thêm khí thế.
- Mưu kế kì diệu, bất ngờ mà hiệu quả, bắt sống 45 con sấu:
+ Đào rãnh cạn dần, đốt lửa dẫn dụ cá sấu lên bờ.
+ Chặn sấu lại và khoá miệng chúng băng một khúc mốp làm “dính chặt hai hàm răng”.
+ Dùng mác sắn lưng cá sấu, cắt gân đuôi, trói hai chân sau và bắt chúng về.
⇒ Giàu lòng thương người, mộc mạc, khiêm nhường và cũng rất mưu trí, gan góc.
Câu hỏi: Cảm nghĩ về bài hát của Năm Hên trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
- Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai
- Tưởng nhớ linh hồn những người bị sấu bắt, chết oan ức, trong đó có người anh ruột của ông.
- Bài hát nói về cuộc sống gian khổ khắc nghiệt của những người dân mở đất, mong giải oan cho họ.
⇒ Tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, đồng bào, thương tiếc những người xấu số.
Câu hỏi: Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Trả lời:
- Nghệ thuật kể chuyện: đơn giản mà li kì, thu hút, dễ nhớ.
- Cảnh vật, tính cách nhân vật: được thể hiện bằng vài nét đơn sơ nhưng giàu chất sống.
- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ nhưng được sử dụng vừa phải, thích hợp, khắc hoạ sâu đậm thiên nhiên và con người sông nước Cà Mau.
Trả lời:
Đọc truyện ta như thám hiểm những vùng đất xa lạ với bao điều bí ẩn của thiên nhiên và con người. Xa lạ nhưng rất đỗi thân thuộc, đó vẫn là quê hương mình với sự cần cù, dũng cảm, tài trí và lạc quan yêu đời trong đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước. Qua đó người đọc thêm yêu quý nhân dân, đất nước mình.