Câu hỏi bài Rừng Xà Nu chọn lọc - Ngữ văn lớp 12
Câu hỏi bài Rừng Xà Nu chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Rừng Xà Nu Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Rừng Xà Nu này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Thể loại của văn bản Rừng xà nu
Trả lời:
Thể loại của văn bản Rừng xà nu là truyện ngắn
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của Rừng xà nu
Trả lời:
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc).
Câu hỏi: Giá trị nội dung của Rừng xà nu
Trả lời:
Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đặt vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của nhân dân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Rừng xà nu
Trả lời:
- Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi được thể hiện ở đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu:
+ Đề tài có ý nghĩa lịch sử: sự vùng dậy của dân làng Xô Man chống lại Mĩ Diệm.
+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc.
+ Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại.
- Kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc là hình ảnh rừng xà nu cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể "khan" - sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những bài "khan" được kể như những bài hát dài hát suốt đêm.
Câu hỏi: Chủ đề của Rừng xà nu
Trả lời:
- Ý nghĩa tả thực: Cây xà nu - một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Chúng có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết. Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
- Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu
Trả lời:
- Ý nghĩa tả thực: Cây xà nu - một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Chúng có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết. Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
- Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu hỏi: Hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu
Trả lời:
*Ý nghĩa tả thực
- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông…
- Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên (Cành, củi xà nu có trong mỗi bếp, nhựa xà nu dùng để đốt, khói xà nu làm bảng…).
*Ý nghĩa biểu tượng
- Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương
+ Nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, ngày nào cũng bị bắn hai lần, hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn.
+ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương và có nhiều nỗi đau khác nhau.
- Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất của người Tây Nguyên
+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, ham ánh sáng mặt trời.
+ Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng.
+ Rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn cả Miền Nam, cả dân tộc...
⇒ Cây xà nu là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt và tinh thần đoàn kết, yêu thương tự do của đồng bào Tây Nguyên dưới sự hủy diệt của kẻ thù.
Câu hỏi: Hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng xà nu
Trả lời:
- Hoàn cảnh: mồ côi cha mẹ, được dân làng cưu mang nuôi dưỡng. Đến với cách mạng rất sớm và có ý thức sau này làm cán bộ.
- Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tính yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
+ Khi còn nhỏ: Đi nuôi cán bộ, quyết tâm học chữ. Khi làm liên lạc, dù bị bắt nhưng vẫn không khai cộng sản ở đâu.
+ Khi trưởng thành: Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng; Vùng lên cứu vợ con khi bị giặc tra tấn. Bị giặc bắt nhưng không sợ mà dũng cảm đối đầu trực diện với kể thù. Dù bị đốt 10 ngón tay nhưng không thèm kêu van.
- Tnú là người giàu tình thương yêu và gắn bó với dân làng.
+ Với gia đình: Yêu thương vợ con sâu sắc, sẵn sàng lào vào hiểm nguy để cứu họ
+ Với quê hương: Đi đâu cũng đau đáu hướng về.
⇒ Tnú vừa là nguyên mẫu của vẻ đẹp ngoài đời vừa mang vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.
Câu hỏi: Hình tượng nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu
Trả lời:
- Ngoại hình: Quắc thước, khỏe mạnh, trông oai phong lẫm liệt → Mang bóng dáng những con người trong sử thi.
- Tính cách:
+ Trung thành với Đảng.
+ Dứt khoát: Chỉ một lời khen “được”.
+ Trầm tĩnh ít nói.
+ Bản lĩnh, từng trải, quyết đoán.
+ Tự hào về truyền thống của quê hương mình.
⇒ Là đại diện của quần chúng, là mối liên kết giữa Đảng và đồng bào dân tộc, là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cội nguồn. Mang trọng trách cầu nối giữa quá khứ và hiện tại của các thế hệ người dân Tây Nguyên.
Câu hỏi: Hình tượng nhân vật Mai trong Rừng xà nu
Trả lời:
- Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ…
- Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.
- Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở đứa con thơ.
- Mang trong mình bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do chưa nhận thức được chân lí cách mạng mà sau này cụ Mết nói (Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo) nên Mai bất lực ôm đứa con thơ chết dưới đòn roi của kẻ thù.
⇒ Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnú. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù: bình tĩnh mà đầy sức mạnh… → Vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu hỏi: Hình tượng nhân vật Dít trong Rừng xà nu
Trả lời:
- Khi dân làng Xô-man chuẩn bị chiến đấu: Chỉ có con Dít nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên.
- Khi bị giặc bắt, Dít bị chúng bắn dọa, đạn chỉ sượt qua tai, sém lóc, cày đầy quanh hai chân nhỏ... đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản...
- Ngày Mai bị giặc đánh chết và Tnú ra đi, trong khi mọi người đều khóc nhưng Dít vẫn lầm lì, không nói gì cả, mắt ráo hoảnh. → Dồn nén đau thương để nung nấu lòng căm thù, quyết tâm chiến đâu tiêu diệt chúng.
- Khi Tnú về thăm làng, Dít đã là bí thư chi bộ vừa là chính trị viên xã đội. Dù trong lòng rất vui mừng, Dít vẫn thực hiện trách nhiệm kiểm tra giấy về phép của anh.
⇒ Với tính cách kiên cường, sức chịu đựng phi phường, Dít là nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng.
Câu hỏi: Hình tượng nhân vật bé Heng trong Rừng xà nu
Trả lời:
- Ngày Tnú ra đi lực lượng, bé Heng mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chí mới đeo cái xà-lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy.
- Bé Heng là một chú bé hoạt bát, lanh lợi.
- Ngày Tnú về phép, bé Heng trưởng thành, với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng. → Gắn bó với cuộc chiến đấu của buôn làng.
⇒ Là thế hệ tiếp nối để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
Trả lời:
- Hình ảnh cánh rừng xà nu biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, cho ý chí kiên cường bất khuất và khí thế chiến thắng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Hình tượng nhân vật Tnú được xem như là một cây xà nu nhỏ, khỏe, vũng chãi, vươn thẳng lên trời, đón lấy ánh sáng để sống và phát triển trong rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên với màu xanh bất tận, chạy dài tít tắp đến tận chân trời.
⇒ Hình ảnh cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có sự gắn bó hữu cơ, khăng khít với nhau trong tác phẩm, soi chiếu vào nhau để bộc lộ chủ đề của truyện. Cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời cũng giống như Tnú ham lí tưởng, tìm đến cách mạng, một lòng trung thành với cách mạng. Cây xà nu lớn nhanh, ngọ như mũi tên lao thẳng lên bầu trời cũng giống như quá trình trưởng thành nhanh chóng của Tnú. Cây xà nu bị thương, nhựa chảy ra đặc quện lại như những cục máu cũng là cuộc đời đau khổ của Tnú: vợ con bị kẻ thù giết hại, bản thân bị tra tấn dã man…nhưng Tnú đã vượt qua để chiến thắng cũng như những cây xà nu mọc lại, ngọn xanh rờn, nhọn hoắt như những mũi lê, chĩa thẳng lên trời.
Câu hỏi: Chi tiết đôi bàn tay của Tnú trong Rừng xà nu
Trả lời:
- Đôi bàn tay của người chiến sĩ rất đỗi trung thành, thủy chung với cách mạng: chăm chỉ nhặt củi, xách nước, lên rẫy trồng tỉa, xách xà lét giấu gạo đi nuôi cán bộ Quyết, tập viết chữ, mang công văn đi liên lạc,...
- Đôi bàn tay của nghĩa tình: ôm chặt Mai khi vượt ngục trở về, vốc nước suối thấy được tình yêu quê hương, ôm chặt mẹ con Mai khi bị giặc tra tấn,...
- Đôi bàn tay là hiện thân của mất mát đau thương, ghi lại chứng tích tội ác mà kẻ thù đã gây ra: 10 đầu ngón tay bị tầm dầu xà nu bị đốt cháy rừng rực, bị cụt một đốt cả hai bàn.
- Đôi bàn tay cầm vũ khí chiến thắng kẻ thù, đôi bàn tay của ý chí quật cường, tinh thần dũng cảm, bất khuất của người cộng sản: 10 ngón tay bị đốt chỉ còn lại hai đốt nhưng vẫn có thể cầm giáo, cầm súng, xiết cổ thằng Dục,...
Câu hỏi: Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm Rừng xà nu
Trả lời:
- Tạo ra cảnh “rừng xà nu” làm phông nền thiên nhiên hào hùng, tráng lệ cho câu chuyện kể.
- Kết cấu truyện: câu chuyện một đời được kể trong một đêm.
- Khắc họa nhân vật sống động, dẫn truyện khéo, nhiều chi tiết gợi cảm, gây ấn tượng mạnh.
- Chất sử thi hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của truyện đã tạo ra sức cuốn hút và hấp dẫn người đọc.
Câu hỏi: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong Rừng xà nu
Trả lời:
- Khuynh hướng sử thi:
+ Chủ đề là những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
+ Hình tượng mang sự hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người.
+ Hệ thống nhân vật có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng.
+ Giọng điệu kể trang nghiêm, hào hùng…
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
+ Lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.