5+ Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu - mẫu 1
Làng Bát Tràng nằm bên ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông – Nam.
Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 nay, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất nặn lên những giá trị nghệ thuật để rồi đến ngày nay nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế và được biết qua sự đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một làng nghề làm gốm sứ truyền thống và lâu đời, dưới bàn tay khéo léo của nhiều nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã sáng tạo nên những bộ ấm chén, bát đĩa cũng như những chậu qua, cây cảnh tinh xảo, kết hợp với màu sắc, hoa văn tinh tế, hài hòa và khiến cho những ai đã từng đến đây không thể không nán lại mà trầm trồ chiêm ngưỡng và trong lòng đầy tự hào về một nghề truyền thống của dân tộc.
Gốm sứ của làng Bát Tràng hết sức độc đáo, quá trình làm ra một sản phẩm bao gồm 2 giai đoạn chính đó là: Quá trình tạo cốt gốm và trang trí họa tiết, giai đoạn tiếp theo là phủ men lên lớp sản phẩm. Ngoài ra, trong công đoạn tạo cốt gốm cũng có nhiều bước nhỏ như: Trước tiên là cách chọn đất, tiếp đến là xử lý và pha chế đất, tạo hình dạng sản phẩm theo ý muốn và sau cùng là phơi sấy, sửa sang lại hình dạng. Ở mỗi công đoạn đều cần đến sự khéo léo của người làm ra sản phẩm để có thể thổi hồn và tâm tư của mỗi sản phẩm. Có một điều vô cùng đặc biệt trong quá trình tạo tác men và trang trí để phác họa được phong cách và dấu ấn riêng của gốm sứ Bát Tràng.
Là một trong những nơi cung cấp những đồ gốm sứ cho cả nước, những sản phẩm của Bát Tràng luôn đậm chất riêng và nổi bật với chất men trong từng sản phẩm. Với màu men phổ biến như màu búp dong, có màu trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt, ở Bát Tràng có loại men lý, men nho, loại men này có màu sắc gần giống như màu ngọc thạch, nên nhiều người thường gọi là men ngọc. Bên cạnh đó, men rạn cũng là sự kết hợp của rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng tạo nên sự hòa hợp khá độc đáo. Vậy nên, những sản phẩm gốm sứ của làng Bát Tràng luôn đẹp mắt, sáng bóng và những hình thái, sắc nét họa tiết trên sản phẩm luôn được giữ gìn qua thời gian mà lo bị hỏng hay vỡ nét.
Với những ai đã từng có dịp ghé thăm làng nghề Bát Tràng thì không thể không bỏ qua những sản phẩm mà những nghệ nhân nơi đây làm ra và đây là một trong những món quà ý nghĩa và sang trọng cho người thân yêu, bạn bè.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu - mẫu 2
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội. Đây là một làng nghề đã có tuổi đời hơn 500 năm, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng làng nghề gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất, tạo lên những giá trị nghệ thuật quý giá. Là một làng nghề truyền thống và lâu đời, dưới bàn tay khéo léo của nhiều nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã tạo nên những bộ bát đĩa, ấm chén, chậu hoa tinh xảo, kết hợp với màu sắc, hoa văn tinh tế, hài hòa. Những sản phẩm đó khiến cho mỗi chúng ta không khỏi trầm trồ chiêm ngưỡng và trong lòng đầy tự hào về một nghề truyền thống mang đậm đà bản sắc của dân tộc.
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu - mẫu 3
Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông với những đường thêu chỉ và mẫu hoa văn tinh tế.
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là 1 trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Đây là làng nghề dệt lụa truyền thống đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao tặng. Hơn nữa, làng lụa Hà Đông cũng là 1 điểm đến hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước.
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông ở đâu?
Làng dệt lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là làng dệt lụa Hà Đông thuộc phường Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội. Vốn tồn tại hơn 1000 năm, làng tơ lụa Vạn Phúc là 1 trong những làng dệt lụa đẹp nhất ở Việt Nam.
Từ trung tâm Hà Nội, để đến thăm làng lụa Vạn Phúc bạn đi qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông rồi sau đó rẽ phải; hoặc bạn có thể đi theo tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu. Tuy quá trình đô thị hóa hiện nay đang diễn ra rất nhanh chóng, thế nhưng làng lụa Vạn Phúc Hà Đông vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính vốn có của nó.
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông ra đời từ bao giờ?
Làng lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kị húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông đã được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh giá là 1 trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, tơ lụa Vạn Phúc đã được xuất sang những nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Qua dòng thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó. Và hiện nay, lụa Vạn Phúc đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Tơ lụa Vạn Phúc luôn được đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng, trang trí cân xứng, đường nét thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khoáng cho người xem.
Quy trình sản xuất tơ lụa của làng nghề lụa Vạn Phúc
B1: Trồng dâu nuôi tằm
Đây là công đoạn đầu tiên và cực kỳ quan trọng để chúng ta bắt đầu tạo ra những tấm lụa Vạn Phúc đẹp hoàn hảo. Về chất lượng của tơ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình chăm nuôi tằm. Thế nên, nghề nuôi tằm vô cùng vất vả, phải theo dõi thường xuyên. Khi tằm lớn lên, người nuôi phải làm né để tằm nhả tơ, tạo kén. Khi tằm tạo kén thì nghệ nhân sẽ lựa chọn kén để chuẩn bị cho việc tiếp theo là lấy tơ.
B2: Lấy tơ
Sau khi tằm nhả tơ, đóng kén. Lúc này các nghệ nhân tiếp tục chọn những tổ kén già có chất lượng tốt để tiến hành kéo kén hay còn gọi là kéo các sợi tơ từ kén ra khỏi con tằm. Trước đây, công đoạn này sẽ làm thủ công bằng tay thì nay nó được làm từ máy móc.
Xong công đoạn kéo kén thì những sợi tơ dài sẽ được nghệ nhân chuốt thẳng rồi bước vào công đoạn guồng tơ. Đây chính là công đoạn làm thủ công để tránh bị rối tơ khi cho vào guồng.
B3: Chuẩn bị dệt lụa
Sau khi cho tơ vào guồng thì đầu sợi tơ sẽ được kéo ra các lõi nhỏ để tiến hành mắc cửi và nối cửi để hệ thống các sợi tơ đưa vào máy dệt. Và lúc này, nghệ nhân phải túc trực 24/24 để phát hiện ra lỗi hoặc tiếp sợi tơ khi cần.
Những tấm lụa thô sau khi được dệt xong sẽ hiện rõ những hoa văn trên đó. Theo nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc cho hay thì hoa văn này được đồ họa sẵn ở trên máy theo mẫu, hoặc theo đơn của khách. Và khi dệt ra sẽ ra luôn chứ không phải hoa văn thêu như mặt hàng nhái. Sau khoảng 2 đến 3 ngày dệt, thì ống lụa dài được khoảng 45 - 50m và sẽ được tháo dỡ và mang đi nhuộm.
B4: Nhuộm vải
Trước khi nhuộm, lụa Vạn Phúc phải được mang đi nấu tẩy để tẩy bỏ những tạp chất. Để cho tấm lụa đẹp hơn thì công đoạn nhuộm vô cùng quan trọng đặc biệt là khâu pha chế thuốc nhuộm theo tỉ lệ hợp lý.
Lụa nhuộm xong sẽ được đem đi giặt. Rồi sau đó sẽ được những nghệ nhân thực hiện công đoạn sấy lụa. Trước đây, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, có nhiều không gian thì lụa được nhuộm xong mang ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. Lụa sấy xong sẽ cho lên màu theo đúng như lúc nhuộm, các cây lụa sau đó sẽ được trưng bày hoặc giao cho các đại lý chuyên về tơ lụa.
Làng lụa Vạn Phúc ngày nay
Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc đã biến tấu trở nên vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau: mây bay, long phượng, đũi hoa, vân thọ đỉnh, tứ quế...Hình dạng hoa văn trên lụa đã được thể hiện dưới đôi tay điêu luyện và óc nhìn tinh tế, sáng tạo của người nghệ nhân lụa Vạn Phúc. Nhờ thế, những sản phẩm lụa mới phong phú, độc đáo và tính thẩm mỹ cao đến như vậy. Với những đặc tính nổi bật, thế nên, lụa Hà Đông luôn được chọn làm quà tặng cho người thân và bạn bè khi du khách về đây.
Hiện nay, lụa Vạn Phúc Hà Đông có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt lụa, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại nơi đây. Mỗi năm, làng tơ lụa Vạn Phúc Hà Đông đã sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, tương đương với 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề.
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông có gì đặc biệt?
Điều đặc biệt khi du khách đến khám phá làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng bị mê hoặc bởi con đường ô Vạn Phúc đa sắc màu rực rỡ. Chính sự trang trí bắt mắt, độc đáo từ những chiếc ô nhiều màu sắc đã mang đến khung cảnh ấn tượng, giúp du khách tha hồ được check in những bức hình đẹp mắt khi đến nơi đây.
Bên cạnh con đường ô rực rỡ sắc màu, làng lụa Vạn Phúc còn có 1 địa điểm check-in cực "hot" đó là bức tường bích họa. Bức tường bích họa lớn đã được các cô giáo trường mầm non Vạn Phúc tái hiện về làng nghề lụa Vạn Phúc ở khu vực trung tâm mà nhiều bạn trẻ đến đây nhất định phải chụp hình làm kỷ niệm.
Khép lại chuyến hành trình khám phá làng nghề truyền thống Vạn Phúc, chắc chắn du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời về nghề làm tơ lụa Vạn Phúc cùng với nghệ nhân nơi đây. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu nét đẹp văn hóa Hà Nội về nghề dệt tơ lụa thì làng lụa Vạn Phúc chính là điểm đến thú vị dành cho du khách đấy nhé.