5+ Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 1)
- Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 2)
- Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 3)
- Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 4)
- Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 5)
5+ Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết - mẫu 1
Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết - mẫu 2
Sinh ra trong gia đình vắng bóng người cha ngay từ khi còn chưa lọt lòng, Tiến Anh cùng người anh sinh đôi của mình - Tuấn Anh là niềm tự hào của chị Nguyễn Thị Tuyên (trú tại làng Muối, xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Dù anh trai có một đôi tay bình thường còn mình thì không nhưng điều đó chưa bao giờ ảnh hưởng đến tình anh em của Tiến Anh và Tuấn Anh. Thương mẹ, thương gia đình, Tiến Anh luôn luôn cố gắng và đầy nghị lực. Cậu bé học làm tất cả mọi việc bằng đôi chân từ ăn uống, tắm giặt, mặc quần áo bằng chân mà không cần ai giúp đỡ.
Để có thể viết và vẽ được bằng chân, Tiến Anh đã phải cố gắng rất nhiều. Hồi mới tập viết, cứ tối thấy anh trai tập viết là Tiến Anh cũng tập theo. Ban đầu cầm bút bằng chân rất khó vì không có điểm tựa và chân thì cứng hơn tay rất nhiều, khó có thể uốn lượn con chữ được. Bút liên tục gãy, vở cũng nhàu và chân thì đau, phồng rộp lên vì tì đè nhiều nhưng Tiến Anh không nản chí. Cậu bé luôn tự lực và không muốn nhờ ai giúp đỡ.
Tiến Anh có niềm say mê đặc biệt với hội họa từ khi còn nhỏ nên đã quyết định tập vẽ bằng chính đôi chân của mình. Mới đầu thì tập vẽ các đồ đạc trong nhà, bông hoa ngoài vườn, sau đó vẽ nên chính ước mơ của cậu. Tranh ban đầu còn chưa đẹp nhưng nó ngập tràn màu sắc, càng ngày, những các bức vẽ càng trở nên đẹp, có hồn hơn.
"Con không có tay như các bạn, con làm mọi thứ bằng chân để không làm mẹ buồn thêm. Con thương mẹ lắm, mẹ cũng thương con nữa. Sau này lớn con sẽ làm một họa sĩ giỏi để chăm sóc mẹ...", đó là những chia sẻ xúc động của cậu bé không tay Tiến Anh và câu chuyện về ước mơ trở thành họa sĩ.
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết - mẫu 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, bất khuất để lại dấu ấn đậm nét qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước chẳng hề thua kém đấng nam nhi. Một trong những vị nữ anh hùng ấy người làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu.
Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt Tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.
Chị Sáu đã bị đưa ra tòa án binh mà không có luật sư hay nhân chứng và chúng đã kết án tử hình chị.
Trước lúc xử bắn, chị vẫn ngẩng cao đầu với khí thế hiên ngang bất khuất và hô vang những lời cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .
Cái chết của chị Võ Thị Sáu đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh, nhưng tấm gương về người phụ nữ yêu nước, bất khuất, kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Được thể hiện qua những vần thơ, những lời ca tiếng hát da diết mà dạt dào cảm xúc:
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
Chị đã dâng trọn cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước
Có thể nói, câu chuyện về lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm của chị Võ Thị Sáu vẫn luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ đàn em noi theo. Chúng em được sống trong thế giới hòa bình ngày hôm nay chính là nhờ sự hy sinh xương máu của chị và những người đi trước. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên chúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết - mẫu 4
Hôm nay, em xin kể cho thầy cô và các bạn nghe một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một anh hùng nhỏ tuổi - danh tướng Yết Kiêu của nước Việt Nam ta.
Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.
Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước. Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: "Để thần dùi thủng thuyền của giặc". Nhà vua lại hỏi tiếp: "Ai dạy ngươi được như thế?". Yết Kiêu kính cẩn tâu đó là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy".
Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Yết Kiêu nói với cha: "Nước mất nhà tan con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trữ về". Người cha nói với Yết Kiêu: "Con cứ yên tâm mà ra đi giết giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con".
Nói về nỗ lực và ước mơ của một nhân vật nhỏ tuổi mà em biết - mẫu 5
Lê Văn Tám là tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.
Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.
Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố.
Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc: “Em bé đuốc sống”.