Tính chất của Naphtalen - Tính chất hoá học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng
Tính chất của Naphtalen - Tính chất hoá học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng
Với Tính chất của Naphtalen được tổng hợp đầy đủ tất cả các tính chất hoá học, tính chất vật lí, cách nhận biết, điều chế và ứng dụng giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Hóa hơn.
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Naphtalen (C10H8) là một hyđrocacbon ở thể rắn, tinh thể màu trắng. Naphtalen dễ bay hơi tạo thành hơi dễ cháy.
II. Tính chất vật lí và nhận biết
- Naphtalen là chất rắn màu trắng, tnc: 80°C, ts: 218°C, thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường, có mùi đặc trưng (mùi băng phiến), khối lượng riêng 1,025 g/cm3 (25°C); Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
- Công thức phân tử: C10H8.
- Công thức cấu tạo:
III. Tính chất hóa học
Naphtalen có thể được coi như gồm hai vòng benzen giáp nhau nên có tính thơm tương tự như benzen.
1. Phản ứng thế
Naphtalen tham gia các phản ứng thế dễ hơn so với benzen. Sản phẩm thế vào vị trí số 1 (vị trí α) là sản phẩm chính.
2. Phản ứng cộng
3. Phản ứng oxi hóa
Naphtalen không bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4. Khi có xúc tác V2O5 ở nhiệt độ cao nó bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành anhiđrit phtalic.
IV. Điều chế
- Ngày nay người ta điều chế naphtalen bằng than đá. Còn trước kia naphtalen được điều chế từ dầu nặng trong quá trình điều chế dầu mỏ.
V. Ứng dụng
Lợi ích:
- Naphtalen dùng để sản xuất anhiđrit phtalic, naphtalol, naphtylamin, ... dùng trong công nghiệp chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm. Tetralin và đecalin được dùng làm dung môi.
- Naphtalen được dùng làm chất chống gián (băng phiến).
Tác hại:
- Các tế bào hồng cầu có thể bị hỏng hoặc phá hủy nếu ngửi một lượng lớn hơi naphtalen.