Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.
Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ
A. Lý thuyết
1. Bình phương của một tổng, một hiệu
– Hai biểu thức (đại số) A và B có giá trị bằng nhau với bất kì giá trị nào của các biến thì ta nói hai biểu thức A và B bằng nhau hoặc đồng nhất với nhau.
Ta viết A = B, là một đồng nhất thức hoặc hằng đẳng thức.
– Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:
Ví dụ 1.Tính:
a) (2x + y)2;
b) (3x2 – 2y)2.
Hướng dẫn giải.
a) (2x + y)2 = (2x)2 + 2 . 2x . y + y2 = 4x2 + 4xy + y2;
b) (3x2 – 2y)2 = (3x2)2 – 2 . 3x2 . 2y + (2y)2 = 9x4 – 12x2y + 4y2.
Ví dụ 2. Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a) x2 – 4xy + 4y2;
b)
Hướng dẫn giải
a) x2 – 4xy + 4y2
= x2 – 2 . x . 2y + (2y)2
= (x – 2y)2;
Ví dụ 3. Tính nhanh:
a) 992;
b) 1012.
Hướng dẫn giải
a) 992
= (100 – 1)2
= 1002 – 2 . 100 . 1 + 12
= 10 000 – 200 + 1
= 9801;
b) 1012
= (100 + 1)2
= 1002 + 2 . 100 . 1 + 12
= 10 000 + 200 + 1
= 10 201.
2. Hiệu của hai bình phương
Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:
Ví dụ 4.Thực hiện các phép nhân:
a) (x + 3)(x – 3).
b) (2x + y)(2x – y).
c) (x2 – 2y)(x2 + 2y).
Hướng dẫn giải.
a) (x + 3)(x – 3) = x2 – 32 = x2 – 9.
b) (2x + y)(2x – y) = (2x)2 – y2 = 4x2 – y2.
c) (x2 – 2y)(x2 + 2y) = (x2)2 – (2y)2 = x4 – 4y2.
Ví dụ 5. Tính nhanh:
a) 38 . 42;
b) 802 – 202.
Hướng dẫn giải
a) 38 . 42 = (40 – 2)(40 + 2) = 402 – 22 = 1 600 – 4 = 1 596;
b) 802 – 202 = (80 + 20)(80 – 20) = 100 . 60 = 6 000.
3. Lập phương của một tổng, một hiệu
Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:
Ví dụ 6.Tính:
b) (x + 3y)3.
a) (x – 5)3.
Hướng dẫn giải.
a) (x – 5)3
= x3 – 3 . x2 . 5 + 3 . x . 52 – 53
= x3 – 15x2 + 75x – 125.
b) (x + 3y)3
= x3 + 3 . x2 . 3y + 3 . x . (3y)2 + (3y)3
= x3 + 9x2y + 27xy2 + 27y3.
4. Tổng và hiệu của hai lập phương
Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:
Ví dụ 7. Viết các đa thức sau dưới dạng tích:
a) x3 + 1;
b) y3 – 216.
Hướng dẫn giải.
a) x3 + 1 = x3 + 13
= (x + 1)(x2 – x . 1 + 12)
= (x + 1)(x2 – x + 1);
b) y3 – 216 = y3 – 63
= (y – 6)(y2 + y . 6 + 62)
= (y – 6)(y2 + 6y + 36).
Ví dụ 8. Tính
a) (2x + 3)(4x2 – 6x + 9);
b) (y – 5)(y2 + 5y + 25).
Hướng dẫn giải.
a) (2x + 3)(4x2 – 6x + 9)
= (2x + 3)[(2x)2 – 2x . 3 + 32]
= (2x)3 + 33
= 8x3 + 27;
b) (y – 5)(y2 + 5y + 25)
= (y – 5)(y2 + 5 . y + 52)
= y3 – 53
= y3 – 125.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1.Viết các biểu thức sau thành đa thức
a) (3x + 7y)2;
b) (x – 5y)2;
c) (x – 3y)(x + 3y);
d) (2a – b)(4a2 + 2ab + b2);
e) (a – 2)(a2 + 4)(a + 2);
f) (a + 5b)(a2 + 5ab + 25b2);
g) (–x + y)3;
h) (–x – xy)3.
Hướng dẫn giải
a) (3x + 7y)2
= (3x)2 + 2 . 3x . 7y + (7y)2
= 9x2 + 42xy + 49y2;
b) (x – 5y)2
= x2 – 2 . x . 5 y + (5y)2
= x2 – 10xy + 25y2;
c) (x – 3y)(x + 3y)
= x2 – (3y)2
= x2 – 9y2.
d) (2a – b)(4a2 + 2ab + b2)
= (2a – b)[(2a)2 + 2a . b + b2]
= (2a – b)3;
e) (a – 2)(a2 + 4)(a + 2)
= [(a – 2)(a + 2)](a2 + 4)
= (a2 – 4)(a2 + 4)
= (a2)2 – 42
= a4 – 16;
f) (a + 5b)(a2 + 5ab + 25b2)
= (a + 5b)[a2 + a . 5b + (5b)2]
= (a + 5b)3.
g) (–x + y)3
= (–x)3 + 3.(–x)2y + 3(–x).y2 + y3
= –x3 + 3x2y – 3xy2 + y3.
h) (–x – xy)3
= (–x)3 – 3.(–x)2xy + 3.(–x).(xy)2 – (xy)3
= –x3 – 3x3y – 3x3y2 – x3y3.
Bài 2.Viết các biểu thức sau thành bình phương hoặc lập phương của một tổng hay một hiệu:
a) 9x2 + 6x + 1;
b)
c) x3 – 3x2 + 3x – 1;
d) x3 + 9x2y + 27xy2 + 27y3.
Hướng dẫn giải
a) 9x2 + 6x + 1
= (3x)2 + 2 . 3x . 1 + 12
= (3x + 1)2;
c) x3 – 3x2 + 3x – 1
= (x – 1)3;
d) x3 + 9x2y + 27xy2 + 27y3
= x3 + 3.x2.3y + 3.x.(3y)2 + (3y)3
= (x + 3y)3.
Bài 3.Tính nhanh:
a) 982;
b) 45 . 55;
c) 672 – 332.
Hướng dẫn giải
a) 982
= (100 – 2)2
= 1002 – 2 . 100 . 2 + 22
= 10 000 – 400 + 4
= 9 604;
b) 45 . 55
= (50 – 5)(50 + 5)
= 502 – 52
= 2 500 – 25
= 2 475;
c) 672 – 332
= (67 – 33)(67 + 33)
= 34 . 100
= 3 400.
Bài 4.Cho x + y = 3, xy = 10. Tính:
a) A = x3 + y3;
b) B = (x – y)2.
Hướng dẫn giải
a) A = x3 + y3
= (x + y)(x2 – xy + y2)
= (x + y)(x2 + 2xy + y2 – 3xy)
= (x + y)[(x + y)2 – 3xy]
Thay x + y = 3, xy = 10 vào biểu thức A ta có
A = 3 . (32 – 3 . 10) = 3 . (9 – 30) = 3 . (–21) = –63.
b) B = (x – y)2
= x2 – 2xy + y2
= x2 + 2xy + y2 – 4xy
= (x + y)2 – 4xy
Thay x + y = 3, xy = 10 vào biểu thức B ta có
B = 32 – 4 . 10 = 9 – 40 = –31.
Bài 5.Cho hình lập phương có cạnh bằng 3 cm. Thể tích hình lập phương sẽ tăng bao nhiêu nếu các cạnh đều tăng a cm?
Hướng dẫn giải
Thể tích hình lập phương là
V = 3 . 3 . 3 = 27 (cm3)
Khi các cạnh đều tăng thêm a cm thì độ dài các cạnh của hình lập phương là3 + a (cm)
Thể tích hình lập phương mới là
V = (3 + a)(3 + a)(3 + a)
= (3 + a)3
= 33 + 3 . 32 . a + 3 . 3 . a2 + a3
= a3 + 9a2 + 27a + 27 (cm3)
Thể tích hình lập phương sẽ tăng thêm là
a3 + 9a2 + 27a + 27 – 27 = a3 + 9a2 + 27a (cm3)
Vậy thể tích hình lập phương sẽ tăng thêm a3 + 9a2 + 27a cm3.