X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3, 4 có đáp án năm 2024


Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3, 4 có đáp án năm 2024

Với bộ Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3, 4 có đáp án năm 2024 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học đạt kết quả cao.

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3, 4 có đáp án năm 2024

ÔN TẬP CHƯƠNG 3, 4 - DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Câu 1: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể ở trạng thái chưa cân bằng thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

  1. Cho quần thể tự phối.
  2. Cho quần thể giao phối tự do.
  3. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng
  4. Cho quần thể sinh sản hữu tính

Đáp án:

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể ở trạng thái chưa cân bằng thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là: cho quần thể giao phối tự do

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Một quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tần số kiểu gen Aa là 0,1. Hỏi ở quần thể xuất phát tần số kiểu gen này là bao nhiêu?

  1. 0,1
  2. 0,0125
  3. 0,8
  4. 0,4

Đáp án:

Quần thể tự thụ phấn qua n thế hệ thì tỉ lệ Aa ở thế hệ ban đầu = Tỉ lệ Aa ở thế hệ n × 2n

Quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệthì tần sốkiểu gen Aa ở thế hệ ban đầu là: 0,1 × 23 = 0,8

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là:

  1. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
  2. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
  3. Thành phần kiểu gen không thay đổi.
  4. Tần số các alen không thay đổi.

Đáp án:

Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là: thành phần kiểu gen không thay đổi

Trong khi quần thể tự phối phân li thành các dòng thuần

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Một loài thực vật giao phấn,xét một gen có 2 alen, gen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này quy định hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền

  1. quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng
  2. quần thể gồm toàn cây hoa đỏ
  3. quần thể gồm toàn cây hoa hồng
  4. quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng

Đáp án:

Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là: quần thể B toàn cây hoa đỏ(100%AA). Vì khi đó p = 1, q = 0 và p2 + 2pq + q2 = p2 = 1

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST thường tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền, alen A có tần số là 0,3 và alen B có tần số là 0,7. Kiểu gen Aabb trong quần thể chiếm tỉ lệ là:

  1. 0,21.
  2. 0,42.
  3. 0,0378.           
  4. 0,3318.

Đáp án:

Kiểu gen Aabb = (2 × 0,3 × 0,7) × 0,32 = 0,0378

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB :0,4 AaBB : 0,2 Aabb: 0,3 aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F3

  1. 13,125%
  2. 17,5%
  3. 30,625%
  4. 12,5%

Đáp án:

P: 0,1AABB : 0,4AaBB : 0,2Aabb: 0,3aaBb

Quần thể tự phối

Kiểu gen aaBB chỉ có thể xuất hiện từ cây AaBB và aaBb tự phối

AaBB cho F3 có aaBB = aa = =0,4375

aaBb cho F3 có aaBB = BB = =0,4375

vậy tỉ lệ kiểu gen aaBB ở Flà : 0,4375 × (0,4 + 0,3) = 0,30625 = 30,625%

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì:

  1. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp
  2. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
  3. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp
  4. Xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại

Đáp án: 

Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau biểu hiện kiểu hình lặn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Lai là phương pháp cơ bản để tạo sự đa dạng các vật liệu di truyền cho chọn giống vì biến dị tổ hợp do lai

  1. Có khả năng thích nghi cao với môi trường
  2. Có một số lượng lớn các kiểu gen khác nhau thể hiện qua vô số kiểu hình
  3. Biểu hiện ra kiểu hình dễ nhận biết để chọn lọc
  4. Luôn biểu hiện ra kiểu hình có phẩm chất tốt nên được chọn làm giống

Đáp án:

Biến dị tổ hợp do lai có một số lượng lớn các kiểu gen khác nhau thể hiện qua vô số kiểu hình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Phương pháp nào sau đây không tạo được dòng thuần?

  1. Cho lai xa rồi đa bội hóa
  2. Cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, tiến hành chọn lọc cá thể thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần.
  3. Lưỡng bội hóa các thể đơn bội bằng cônsixin
  4. Gây đột biến thuận nghịch bằng các cá thể dị hợp

Đáp án:

Cả A, B, C đều tạo được dòng thuần

Gây đột biến thuận nghịch bằng các cá thể dị hợp không tạo được dòng thuần.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?

  1. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo
  2. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa 2 dòng thuần chủng
  3. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau
  4. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại

Đáp án:

Phát biểu đúng là: D

A sai, ưu thể lai giảm dần qua các thế hệ sau F1

B sai, ưu thế lai chưa chắc đã biểu hiện qua phép lai giữa 2 dòng thuần

C sai, các con lai F1 là dị hợp tử, không được sử dụng làm giống

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Hướng cơ bản trong chăn nuôi để tạo ưu thế lai

  1. Giống địa phương có năng suất cao lai với giống ngoại nhập có năng suất cao
  2. Giống ngoại có tính chống chịu tốt lai với giống địa phương cao sản
  3. Giống địa phương có tính chống chịu tốt với giống ngoại cao sản.
  4. Giống địa phương có tính chống chịu tốt với giống địa phương cao sản.

Đáp án:

Hướng cơ bản trong chăn nuôi để tạo ưu thế lai là lai giống địa phương có tính chống chịu tốt với giống ngoại cao sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh..., người ta sử dụng 

  1. kĩ thuật di truyền
  2. đột biến nhân tạo
  3. chọn lọc cá thể
  4. các phương pháp lai

Đáp án:

Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học người ta sử dụng kĩ thuật di truyền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là:

  1. Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện.
  2. Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen.
  3. Dùng hoocmôn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào.
  4. Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipit, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Đáp án:

Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường sử dụng các phương pháp A, B, C, mà không sử dụng hoocmôn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
  2. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen
  3. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.
  4. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.

Đáp án:

Phát biểu sai là C vì: để tạo cây trồng biến đổi gen thì phải sử dụng công nghệ gen

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Để tạo được giống thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ tế bào nào?

  1. Nuôi cấy tế bào.
  2. Tạo giống bằng dòng tế bào xôma có biến dị.
  3. Dung hợp tế bào trần
  4. Nuôi cấy hạt phấn.

Đáp án:

Để tạo được giống thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ nuôi cấy hạt phấn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?

(1)     Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

(2)     Nuôi cấy hạt phấn.

(3)     Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.

(4)     Tạo giống nhờ công nghệ gen.

  1. 4
  2. 3
  3. 1
  4. 2

Đáp án:

Các phương pháp tạo ra giống mới mang nguồn gen của 2 loài là: (3),(4)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Ở người, kiểu gen IAIA và IAIquy định nhóm máu A; IBIvà IBIquy định nhóm máu B; IOIquy định nhóm máu O và IAIquy định nhóm máu AB. Một quần thể cân bằng di truyền có I= 0,3; I= 0,2 và I= 0,5. Trong quần thểnày:

(1). Có 62% số người có kiểu gen đồng hợp tử.

(2). Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu B, xác suất họ sinh con nhóm máu O là 25/111. 

(3). Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh ra con trai nhóm máu A là 6/13.

(4). Một người phụ nữ nhóm máu B, lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh con gái nhóm máu O là 5/24.

Số phương án đúng là:

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,09+0,04+0,25+0,3+0,2+0,12=1

Xét các dự đoán:

(1) Tỷ lệ đồng hợp tử là: 0,38 → (1) sai.

(2) Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu B, xác xuất họ sinh được con nhóm máu O là:

(0,09:0,3)×(0,04:0,2)(3/13:10/13)×(1/6:5/6)→ =10/13×5/6×1/4=25/156

(2) Sai.

(3) Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh ra con trai nhóm máu A là:

(0,09:0,3:)× :⇔(3/13:10/13:)×:→A:1/2×(3/13+10/13×1/2)=4/13

→ (3) sai.

(4) Một người phụ nữ nhóm máu B, lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh con gái nhóm máu O là

(0,04:0,2 ⇔(1/6:5/6:)× →O:12×(5/6×1/2)→ (4) đúng.

Vậy có 1 ý đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P của một loài ngẫu phối là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1 aa =1 Nếu biết rằng sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a và sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). Nếu alen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở F1 là:

  1. 1/28.
  2. 1/25.
  3. 1/32.
  4. 1/36

Đáp án:

P: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa

Do sức sống: AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50%.

Đến khi sinh sản, cấu trúc của quần thể là:

P: 0,3AA : 0,45Aa : 0,05aa ↔ P: 6/16AA : 9/16Aa : 1/16aa

Giao tử A = 6/16 + 9/32 = 21/32

Giao tử a = 9/32 + 1/16 = 11/32

Do sức sống giao tử A gấp đôi giao tử a → giao tử A : giao tử a = 42 : 11

Tỉ lệ cây thân thấp (aa) ở F1 là (11/53)2 = 121/2809 ≈ 1/25

Đáp án cần chọn là: B.

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: