X

Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chủ đề 2 (có đáp án): Lực và chuyển động - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 Chủ đề 2: Lực và chuyển động sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Vật lí 10

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chủ đề 2 (có đáp án): Lực và chuyển động - Cánh diều

Câu 1:

Pininfarina Battista 2020 đang là siêu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới khi chỉ mất 1,9s để đạt vận tốc 100 km/h có khối lượng khoảng 1996 kg. Lực để tạo ra gia tốc này là bao nhiêu?

A. 9141,6 N.

B. 2141,6 N.

C. 2941,6 N.

D. 29141,6 N.

Xem lời giải »


Câu 2:

Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

A. Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.

B. Gia tốc tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.

C. Gia tốc tỉ lệ với bình phương của lực tác dụng.

D. Gia tốc tỉ lệ với căn bậc hai của lực tác dụng.

Xem lời giải »


Câu 3:

Một ô tô khối lượng 900 kg đang đi với vận tốc 20 m/s thì người lái xe nhìn thấy đèn giao thông chuyển màu đỏ ở phía trước. Để xe giảm tốc độ và dừng lại sau 10 s thì độ lớn lực hãm khi phanh ô tô phải là bao nhiêu?

A. 1800 N.

B. – 1800 N.

C. 180 N.

D. 18000 N.

Xem lời giải »


Câu 4:

Đơn vị cơ bản trong hệ SI của gia tốc là

A. m/s.

B. m/s2.

C. s/m.

D. m.s.

Xem lời giải »


Câu 5:

Đơn vị nào là đơn vị đo của lực?

A. N.s

B. kg.m/s2.

C. m/s2.

D. m/s.

Xem lời giải »


Câu 6:

Hợp lực có độ lớn 1000 N tác dụng lên một vật có khối lượng 500 kg. Gia tốc chuyển động của vật gây ra bởi hợp lực này là

A. 5 m/s2.

B. - 5 m/s2.

C. 0,5 m/s2.

D. 2 m/s2.

Xem lời giải »


Câu 7:

Một vật có khối lượng m, chịu hợp lực tác dụng F thì chuyển động với gia tốc a. Nếu tăng độ lớn hợp lực tác dụng lên 2 lần đồng thời giảm khối lượng vật 2 lần thì khi đó vật chuyển động với gia tốc như thế nào?

A. Tăng 2 lần.

B. Giảm 2 lần.

C. Không đổi.

D. Tăng 4 lần.

Xem lời giải »


Câu 8:

Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn như thế nào?

A. Độ lớn như nhau.

B. Các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

C. Các gia tốc có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

D. Không xác định được.

Xem lời giải »


Câu 9:

Một quả bóng có khối lượng 250 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 500 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

A. 2 m/s2.

B. 0,002 m/s2.

C. 0,5 m/s2.

D. 2000 m/s2.

Xem lời giải »


Câu 10:

Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm có độ lớn là 450 N. Quãng đường từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại hẳn là:

A. 25 m.

B. 20 m.

C. 10 m.

D. 30 m.

Xem lời giải »


Câu 1:

Hai lực cân bằng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Cùng phương.

B. Ngược chiều.

C. Cùng độ lớn.

D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 2:

Trọng lực là

A. lực ma sát giữa Trái Đất và vật.

B. lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật.

C. lực cản của Trái Đất tác dụng lên vật.

D. lực đẩy của nước tác dụng lên vật.

Xem lời giải »


Câu 3:

Lực ma sát trượt không có đặc điểm nào?

A. Xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.

B. Có hướng ngược với hướng chuyển động trượt.

C. Độ lớn không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.

D. Có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc.

Xem lời giải »


Câu 4:

Lực ma sát trượt tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt lại với nhau thông qua biểu thức nào?

A. μ=FmsN

B. μ=NFms

C. μ=Fms.N

D. μ=FmsN

Xem lời giải »


Câu 5:

Một vật có khối lượng 10 kg. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 m/s2.

A. 19,8 N.

B. 0,2 N.

C. 98 N.

D. 0,98 N.

Xem lời giải »


Câu 6:

Một vật ở trên Trái Đất thì có trọng lượng 100 N. Khi chuyển vật đó lên Mặt Trăng thì trọng lượng của vật đó là 16 N. Gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng gần với giá trị nào nhất? Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 m/s2.

A. 1,6 m/s2.

B. 2,6 m/s2.

C. 3,6 m/s2.

D. 4,6 m/s2.

Xem lời giải »


Câu 7:

Lực cản của chất lưu tác dụng lên một vật chuyển động phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Hình dạng của vật.

B. Kích thước của vật.

C. Trọng lượng của vật.

D. Cả ba ý trên.

Xem lời giải »


Câu 8:

Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Trọng lực.

B. Lực ma sát.

C. Lực căng.

D. Lực đẩy Acsimet.

Xem lời giải »


Câu 9:

Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.

A. 54 N.

B. 529,2 N.

C. 5832 N.

D. 162 N.

Xem lời giải »


Câu 10:

Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.

A. 529,2 N.

B. 162 N.

C. 108 N.

D. 54 N.

Xem lời giải »


Câu 1:

Chọn đáp án đúng:

A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.

D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.

Xem lời giải »


Câu 2:

Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học?

A. a = Fm

B. a=Fm

C. F=am

D. a=m.F

Xem lời giải »


Câu 3:

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A. trọng lương.

B. khối lượng.

C. vận tốc.

D. lực.

Xem lời giải »


Câu 4:

Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng.

A. 38,5 N.

B. 38 N.

C. 24,5 N.

D. 34,5 N.

Xem lời giải »


Câu 5:

Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.

C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách

A. dừng lại ngay.

B. ngả người về phía sau.

C. chúi người về phía trước.

D. ngả người sang bên cạnh.

Xem lời giải »


Câu 7:

Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật dừng lại ngay.

B. vật đổi hướng chuyển động.

C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Xem lời giải »


Câu 8:

Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.

A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.

B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.

C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.

D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Xem lời giải »


Câu 9:

Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?

A. Bằng 500 N.

B. Nhỏ hơn 500 N.

C. Lớn hơn 500 N.

D. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.

Xem lời giải »


Câu 10:

Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?

A. FAB=-FBA

B.FAB=FBA

C. FAB=FBA

D. FAB=-FBA

Xem lời giải »


Câu 1:

Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây?

A. ρ=m.V.

B. ρ=mV.

C. ρ=Vm.

D. ρ=mV.

Xem lời giải »


Câu 2:

Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bước tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.

A. 280,8 m3.

B. 2,808 m3.

C. 2808 m3.

D. 28,08 m3.

Xem lời giải »


Câu 3:

Áp suất không có đơn vị nào dưới đây?

A. atm.

B. Pa.

C. mmHg.

D. N/m.

Xem lời giải »


Câu 4:

Áp lực là:

A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Xem lời giải »


Câu 5:

Đơn vị của áp lực là:

A. N/m2.

B. Pa.

C. N.

D. N/cm2.

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.

B. Mặt trên.

C. Mặt dưới.

D. Các mặt bên.

Xem lời giải »


Câu 7:

Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30 cm x 15 cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.

A. Đặt thẳng đứng với mặt đáy có các cạnh là 30 cm x 15 cm.

B. Đặt nằm ngang với mặt đáy có các cạnh là 50 cm x 30 cm.

C. Đặt nằm ngang với mặt đáy có các cạnh là 50 cm x 15 cm.

D. Không có cách nào thỏa mãn.

Xem lời giải »


Câu 8:

Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Xem lời giải »


Câu 9:

Một thùng cao 2 m đựng một lượng nước cao 1,2 m. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

A. 12000 Pa.

B. 1200 Pa.

C. 120 Pa.   

D. 20000 Pa.

Xem lời giải »


Câu 10:

Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy. Lỗ này nằm cách mặt nước 2,2 m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m2?

A. 308 N.     

B. 330 N.

C. 450 N.     

D. 485 N.

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều có đáp án hay khác: