X

Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chủ đề 5 (có đáp án): Chuyển động tròn và biến dạng - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Vật lí 10

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chủ đề 5 (có đáp án): Chuyển động tròn và biến dạng - Cánh diều

Câu 1:

Chọn ý sai. Chuyển động tròn đều có

A. gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.

B. tốc độ góc không đổi theo thời gian.

C. quỹ đạo chuyển động là đường tròn.

D. vectơ gia tốc luôn không đổi.

Xem lời giải »


Câu 2:

Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính R, tốc độ dài là v, tốc độ góc là ω. Gia tốc hướng tâm có biểu thức:

A. aht=v2R

B. aht=Rv2

C. aht=ωR2

D. aht=vω2

Xem lời giải »


Câu 3:

Chọn phát biểu sai.

A. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng là lực hướng tâm.

B. Lực hướng tâm tác dụng lên một vật chuyển động tròn đều có độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ dài của vật.

C. Khi một vật chuyển động tròn đều, hợp lực của các lực tác dụng lên vật là lực hướng tâm.

D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với khối lượng vật chuyển động tròn đều.

Xem lời giải »


Câu 4:

Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?

A. 0,04 s.             

B. 0,02 s.                       

C. 25 s.                          

D. 50 s.

Xem lời giải »


Câu 5:

Hai điểm A, B nằm trên cùng bán kính của một vô lăng đang quay đều cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc v­B = 0,2 m/s. Tính vận tốc góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay.

A. 2 (rad/s); 0,1 m.         

B. 1 (rad/s); 0,2 m.

C. 3 (rad/s); 0,2 m.

D. 0,2 (rad/s); 3 m.

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho một đồng hồ treo tường có kim phút dài 15 cm. Tính tốc độ dài của đầu kim phút?

A. 0,145.10-3 s.              

B. 0,279.10-3 s.              

C. 0,279.10-4 s.              

D. 0,154.10-3 s.

Xem lời giải »


Câu 7:

Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc qua tâm là 300 vòng/phút. Tính tốc độ góc, chu kì, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của 1 điểm trên đĩa cách tâm 10 cm, lấy g = 10 m/s2.

A. 10π rad/s; 0,2 s; 31,4 m/s; 98,7 m/s2.                

B. 20π rad/s; 0,4 s; 3,14 m/s; 98,7 m/s.

C. 20π rad/s; 0,3 s; 3,14 m/s; 9,87 m/s2.                

D. 10π rad/s; 0,2 s; 3,14 m/s; 98,7 m/s2.

Xem lời giải »


Câu 8:

Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu vận tốc góc giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 2 lần.

A. giảm 12.

B. tăng 12

C. tăng 14

D. giảm 14

Xem lời giải »


Câu 9:

Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì

A. tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần. 

B. tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.

C. gia tốc của vật tăng lên 4 lần.                                     

D. gia tốc của vật không đổi.

Xem lời giải »


Câu 10:

Lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều bán kính r, có đặc điểm

A. tiếp tuyến với quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức F=mv2r.

B. hướng vào tâm quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức F=mv2r.

C. tiếp tuyến với quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức F=mω2r.

D. hướng vào tâm quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức F=mv2r.

Xem lời giải »


Câu 1:

Treo vật có khối lượng 500 g vào một lò xo thì làm nó dãn ra 5 cm, cho g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo.

A. 200 N/m.

B. 100 N/m.

C. 300 N/m.

D. 400 N/m.

Xem lời giải »


Câu 2:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40 cm được treo thẳng đứng. Đầu trên cố định đầu dưới treo một quả cân 500 g thì chiều dài của lò xo là 45 cm. Hỏi khi treo vật có m = 600g thì chiều dài lúc sau là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.

A. 0,42 m.

B. 0,45 m.

C. 0,43 m.

D. 0,46 m.

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho một lò xo có chiều dài tự nhiên ℓ0, đầu trên cố định đầu dưới người ta treo quả cân 200 g thì lo xo dài 32 cm. Khi treo thêm quả cân 100 g nữa thì lo xo dài 33 cm. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lo xo.

A. 30 cm và 300 N/m.

B. 30 cm và 100 N/m.

C. 40 cm và 500 N/m.

D. 50 cm và 500 N/m.

Xem lời giải »


Câu 4:

Hai lò xo được nối với nhau cố định. Kéo 2 đầu bằng lực F thì lò xo thứ nhất có k1=100N/m bị dãn ra 3 cm; lò xo thứ hai có k2=150N/m thì bị dãn ra bao nhiêu?

A. 2 cm.

B. 3 cm.

C. 1,5 cm.

D. 1 cm.

Xem lời giải »


Câu 5:

Chọn câu sai.

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.

B. Lực đàn hồi có hướng ngược với hướng của biến dạng.

C. Độ cứng k phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

D. Giới hạn đàn hồi là độ giãn tối đa mà lò xo chưa bị hỏng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không giới hạn.

C. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.

D. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.

Xem lời giải »


Câu 7:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực đàn hồi?

A. Lốp xe ô tô khi đang chạy.

B. Áo len co lại khi giặt bằng nước nóng.

C. Cánh cung bị kéo khi vận động viên kéo mũi tên và dây cung.

D. Lò xo của bút bi khi bị nén.

Xem lời giải »


Câu 8:

Khi dùng tay kéo hai đầu của lò xo. Loại biến dạng nào xuất hiện?

A. Biến dạng nén.

B. Biến dạng kéo.

C. Không biến dạng.

D. Biến dạng dẻo.

Xem lời giải »


Câu 9:

Khi vật chịu biến dạng nén thì chiều dài của vật có sự thay đổi như thế nào?

A. Chiều dài không đổi.

B. Chiều dài ngắn lại.

C. Chiều dài tăng lên.

D. Chiều dài ban đầu giảm sau đó tăng lên.

Xem lời giải »


Câu 10:

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo có mối quan hệ như thế nào với độ biến dạng của lò xo?

A. Tỉ lệ thuận.

B. Tỉ lệ nghịch.

C. Tỉ lệ với hàm số mũ.

D. Tỉ lệ với căn bậc hai.

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều có đáp án hay khác: