X

Bộ đề thi vào lớp 10 các môn

Bộ đề thi vào lớp 10 môn GDCD năm 2023 có đáp án


Bộ đề thi vào lớp 10 môn GDCD năm 2023 có đáp án

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi vào lớp 10 môn GDCD năm 2023 có đáp án được các Thầy/Cô giáo nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Giáo Dục Công Dân vào lớp 10 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Giáo Dục Công Dân.

Bộ đề thi vào lớp 10 môn GDCD năm 2023 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Trường THPT ....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2023

Môn: Giáo Dục Công Dân

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi số 1)

Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ của công dân?

A.Biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

B.Luôn đặt lợi ích riêng lên hàng đầu.

C.Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

D.Thường xuyên dao động trước thử thách.

Câu 2. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để

A.phân chia lại thị trường thế giới.

B.thay đổi đồng bộ cơ cấu nền kinh tế.

C.chiếm lĩnh nguồn ngân sách quốc gia.

D.lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội.

Câu 3. Hoạt động nào dưới đây nhằm bảo vệ hòa bình giữa các quốc gia?

A.Chiếm lĩnh vị thế bá chủ toàn cầu.

B.Dùng đàm phán để giải quyết xung đột.

C.Can thiệp vào nội bộ của các quốc gia.

D.Tăng cường mở rộng diện tích lãnh thổ.

Câu 4. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới tạo cơ hội và điều kiện để các nước

A. tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

B. can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. cùng tích cực chạy đua vũ trang.

D. đồng loạt thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Câu 5. Hợp tác giữa các nước trên thế giới không nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây?

A. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ.

B. Đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo.

C. Hạn chế sự bùng nổ dân số.

D. Khắc phục tình trạng đói nghèo.

Câu 6. Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là công dân đã

A. đề cao tư tưởng mê tín dị đoan.

B. sùng bái tập quán địa phương.

C. góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.

D. phổ cập tín ngưỡng vùng miền.

Câu 7. Mọi công dân cùng làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ góp phần

A. san bằng lợi ích cá nhân.

B. chia đều các nguồn thu nhập.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. thâu tóm mọi nguồn nhân lực.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?

A. Tự nguyện, tiến bộ.

B. Vợ chồng bình đẳng.

C. Một vợ, một chồng.

D. Do cha mẹ ép buộc.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ

A. kê khai đúng số vốn.

B. thu hút nguồn viện trợ.

C. thế chấp mọi tài sản.

D. tăng đầu cơ tích trữ.

Câu 10. Bất kỳ công dân nào thanh toán tiền thuê nhà không đúng thỏa thuận trong hợp đồng là

A. vi phạm pháp luật dân sự.

B. tham gia quan hệ hành chính.

C. thực hiện quá trình tố tụng.

D. áp dụng hình thức kỉ luật.

Câu 11. Bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm pháp lí có hành vi tổ chức buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính.

B. Dân sự.

C. Hình sự.

D. Kỉ luật.

Câu 12. Người đã được cấp giấy phép lái xe, điều khiển xe môtô chạy quá tốc độ quy định là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính.

B. Dân sự.

C. Hình sự.

D. Tố tụng.

Câu 13. Việc làm nào dưới đây của học sinh thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Tham gia bảo vệ an ninh trường học.

B. Tích cực kiểm tra khai báo tạm trú.

C. Dùng vũ lực để trấn áp tội phạm.

D. Tổ chức tập huấn lực lượng dân phòng.

Câu 14. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hình thức

A. kinh doanh đa cấp.

B. đánh bạc trái phép.

C. thế chấp tài sản.

D. bán hàng trực tuyến.

Câu 15. Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đều có quyền sở hữu đối với

A. tài nguyên đất nước.

B. phương tiện công cộng.

C. ngân sách quốc gia.

D. tài sản thừa kế.

Câu 16. Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội.

B. Tiết lộ bí mật đời tư người khác.

C. Công khai thông tin nội bộ đơn vị.

D. Tự ý chia sẻ bí mật làng nghề.

Câu 17. Sau hoạt động trải nghiệm của lớp 9A, bạn D được cô giáo phân công viết bài thu hoạch cùng các bạn B, K, A. Trong quá trình cùng làm việc, bạn K và A phát hiện bạn B làm thay toàn bộ phần việc của bạn D nên K báo cáo với cô giáo. Xác nhận thông tin này là đúng sự thật, cô giáo đã phê bình cả nhóm trước lớp. Những học sinh nào dưới đây vận dụng không đúng nội dung hợp tác?

A. Bạn B và D.

B. Bạn B, K và D.

C. Bạn K và D.

D. Bạn B, A và K.

Câu 18. Anh T cảnh sát giao thông yêu cầu anh N sinh viên trường đại học X dừng xe để lập biên bản xử phạt vì lỗi vượt đèn đỏ. Sợ bị phát hiện năm trăm gram ma túy tổng hợp giấu trong cốp xe nên anh N phóng xe bỏ chạy. Hành vi của anh N đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự và kỉ luật.

B. Hành chính và dân sự.

C. Dân sự và hình sự.

D. Hành chính và hình sự.

Câu 19. Anh A đặt mua hai mươi bộ quần áo thể thao của chị B cho đội bóng của doanh nghiệp X. Vì chị B giao hàng chậm một giờ so với nội dung hợp đồng giữa hai bên nên anh A yêu cầu chị B phải giảm tiền hàng. Chị B không đồng ý và to tiếng xúc phạm đội bóng. Bức xúc, anh C thủ môn đã đẩy đổ làm vỡ gương xe máy của chị B. Hành vi của anh C và chị B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính.

B. Dân sự.

C. Hình sự.

D. Kỉ luật.

Câu 20. Xác định nguyên nhân mình bị ngộ độc vì ăn bánh trung thu có sử dụng chất phụ gia trong danh mục cấm do bà T sản xuất và cung cấp, chị A kể chuyện này với anh M là chồng mình. Bức xúc, anh M đã viết bài đưa sự việc này lên mạng xã hội nên bị chồng bà T liên tục đe dọa đánh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, vợ chồng chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tố cáo.

B. Khiếu nại.

C. Khiếu kiện.

D. Tố tụng.

Câu 21: Chúng ta phải bảo vệ hòa bình để

A.tạo cơ hội cho một số nước vươn lên làm bá chủ thế giới.

B.cắt giảm chi phí cho an ninh quốc phòng.

C.đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người.

D.các công dân tự do đi tới nước nào mình muốn.

Câu 22: Xây dựng mối quan hệ hữu nghị sẽ giúp

A.chiến tranh, xung đột hoàn toàn biến mất.

B.nước nghèo có cơ hội nhận được nguồn viện trợ.

C.trên thế giới không còn dịch bệnh tràn lan.

D.các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau.

Câu 23: Ý kiến nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?

A.Kỉ luật là điều kiện để phát huy dân chủ có hiệu quả.

B.Kỉ luật làm hạn chế phát huy dân chủ.

C.Kỉ luật không có mối quan hệ với dân chủ.

D.Kỉ luật không đi đôi với dân chủ.

Câu 24: Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần giữ gìn

A. những thói quen xưa cũ.

B. sự lạc hậu so với thế giới.

C. nguyên vẹn lối sống của tổ tiên.

D. bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 25: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian ngắn tạo ra được

A.ít sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá thành cao.

B.nhiều sản phẩm, giá thành cao, hình thức xấu.

C.nhiều sản phẩm, có giá trị cả về nội dung và hình thức.

D.nhiều sản phẩm với mẫu mã đẹp, kém chất lượng.

Câu 26: Khi trường tổ chức giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, một số bạn nam lớp 9A tỏ ra coi thường, xa lánh. Việc làm của các bạn nam đó thể hiện thái độ nào dưới đây?

A. Thân thiện giữa các dân tộc.

B. Lịch sự, tạo sự hiểu biết lẫn nhau.

C. Không thể hiện tình hữu nghị.

D. Thể hiện sự tôn trọng, tế nhị.

Câu 27: Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, bạn M thường đặt câu hỏi "vì sao" và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách, báo có liên quan để tìm lời giải đáp.

Theo em việc làm của bạn M thể hiện phẩm chất nào sau đây?

A. Chí công vô tư.

B. Năng động, sáng tạo.

C. Yêu thương con người.

D. Đoàn kết, tương trợ.

Câu 28: Để hợp tác có hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác phải

A. không làm phương hại đến lợi ích của nhau.

B. hi sinh vì lợi ích của người khác.

C. chấp nhận thiệt thòi.

D. tuyệt đối tin tưởng nhau.

Câu 29: Cần phải có sự hợp tác quốc tế trong việc

A.tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích

B.can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

C.xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương.

D.giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

Câu 30: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là

A. đầu cơ.

B. kinh doanh.

C. nhập khẩu.

D. xuất khẩu.

Câu 31: M đang là học sinh lớp 9, gia đình M thấy gia đình anh T xóm bên giàu có và đang có ý định lấy vợ nên bố mẹ M đã ép bạn nghỉ học để gả cho anh T. M nên chọn cách ứng xử nào phù hợp nhất dưới đây?

A.Bỏ nhà ra đi.

B.Tuân theo quyết định của bố mẹ.

C.Nhịn ăn để phản đối bố mẹ.

D.Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô và người thân.

Câu 32: “Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Quyền công dân.

C. Bảo vệ độc lập dân tộc.

D. Trách nhiệm của công dân.

Câu 33: Nội dung nào sau đây trái với quy định của pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình?

A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

B. Hôn nhân một vợ, một chồng.

C. Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng.

D. Kết hôn giữa những người cùng tôn giáo.

Câu 34: Nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành các biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định là trách nhiệm

A. hình sự.

B. pháp lí.

C. dân sự.

D. hành chính.

Câu 35: Biểu hiện của năng động, sáng tạo là

A.dám làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

B.chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo, có sẵn.

C.linh hoạt xử lý các tình huống nảy sinh trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao.

D.tìm ra cách làm mới nhanh hơn nhưng không quan tâm tới chất lượng.

Câu 36: Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân?

A.Không tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

B.Xây dựng hương ước về nếp sống văn hóa ở địa phương.

C.Tham gia giám sát việc xây dựng đường xá tại địa phương.

D.Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.

Câu 37: T đang học lớp 9, vì điều kiện gia đình khó khăn, T muốn đi làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, T có thể tìm việc bằng cách nào dưới đây?

A.Vay tiền ngân hàng để tự do kinh doanh.

B.Xin vào làm nhân viên ở quán Bar.

C.Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.

D.Xin vào biên chế làm việc trong cơ quan nhà nước.

Câu 38: Những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

A. những giá trị vật chất của dân tộc.

B. những quy định của địa phương.

C. những tập quán lạc hậu của địa phương.

D. truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 39: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả mang lại cho người lao động lợi ích nào dưới đây?

A.Tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

B.Đổi mới nhận thức để phát triển.

C.Tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian nhất định.

D.Kiếm được nhiều tiền.

Câu 40: Khi giải quyết công việc, người chí công vô tư luôn xuất phát từ lợi ích

A.cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.

B.bản thân và đặt lên trên lợi ích của người khác.

C.chung và đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.

D.chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Đáp án & Thang điểm

1 A 11 C 21 C 31 D
2 D 12 A 22 C 32 C
3 B 13 A 23 A 33 C
4 A 14 B 24 D 34 A
5 A 15 D 25 C 35 C
6 C 16 A 26 C 36 A
7 C 17 A 27 B 37 C
8 D 18 D 28 A 38 D
9 A 19 B 29 D 39 C
10 A 20 D 30 B 40 D

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Trường THPT ....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2023

Môn: Giáo Dục Công Dân

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi số 2)

Câu 1: Câu tục ngữ nào nói về ý thức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Gần mực thì đên gần đền thì rạng

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

D. Ở hiền gặp lành

Câu 2: Câu thành ngữ nào sau đây thể hiện năng động sáng tạo ?

A. Nước đến chân mới nhảy

B. Cái khó ló cái khôn

C. Vạn sự khởi đầu nan

D. Tiến thoái lưỡng nan

Câu 3: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để

A. chỉ vào việc riêng của cá nhân .

B. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai . .

C. trả lượng lao động trong công ty tư nhân .

D. chi tiêu cho những công việc chung .

Câu 4: Anh S cho rằng muốn bảo vệ hòa bình thì cần đầu tư thật nhiều ngân sách quốc gia cho vũ khí quân sự là

A. hiểu đúng về bảo vệ hòa bình .

B. hiểu sai biện pháp bảo vệ hòa bình

C. có quan điểm đúng về hòa bình

D. đưa ra ý kiến hay về bảo vệ hòa bình

Câu 5: Theo em, đâu là biểu hiện chưa tự chủ:

A. Biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình.

B. Luôn ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp.

C. Luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.

D. Thường nổi nóng trước ý kiến phê bình của người khác.

Câu 6: Công dân gián tiếp tham gia quản lý Nhà nước , quản lí xã hội thông qua quyền

A. được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân ,

B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân .

C. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri .

D. bầu cử đại biểu Quốc hội .

Câu 7: Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người

A. tin cậy nhưng không trọng dụng

B. tôn trọng nhưng chê dại dột

C. tin cậy và kính trọng

D. tôn trọng nhưng cô lập

Câu 8: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thể hiện khái niệm

A. tình hữu nghị giữa các quốc gia .

B. hợp tác cùng phát triển .

C. chí công vô tư .

D. bảo vệ Tổ quốc .

Câu 9: Người có đức tính tự chủ là người:

A. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

B. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi

C. Không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác.

D. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.

Câu 10: Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới

A. hợp tác, phát triển về nhiều lĩnh vực.

B. lợi dụng sự giúp đỡ của nhau.

C. can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. nâng cao vị thế của mình trên truờng quốc tế.

Câu 11: Kỉ luật áp dụng với đối tượng nào sau đây?

A. Tất cả mọi người

B. Mọi công dân

C. Mọi đối tượng

D. Người thuộc cơ quan, tổ chức đó

Câu 12: Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị:

A. Trêu chọc người nước ngoài.

B. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt.

C. Giao lưu học sinh quốc tế.

D. Giúp đỡ khách nước ngoài.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân?

A. Tự nghỉ làm việc và tự do nghỉ ngơi theo sở thích.

B. Làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào.

C. Tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm theo pháp luật.

D. Làm biệc ở bất cứ nơi nào tạo ra thu nhập.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, những người nào sau đây không được kết hôn với nhau?

A. Cùng dòng máu trực hệ.

B. Đang bị nhiễm HIV.

C. Thuộc các dân tộc khác nhau.

D. Có họ trong phạm vi 3 đời.

Câu 15: Ý kiến nào sau đây sai về vấn đề hợp tác?

A. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu

B. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo

C. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, kgdcd học công nghệ

D. Hợp tác giúp các nước phát triển về mọi mặt

Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. tôn sư trọng đạo

B. chạy theo lợi ích cá nhân

C. lối sống thực dụng

D. chủ nghĩa cá nhân

Câu 17: Để làm việc có năng suất vừa có chất lượng, hiệu quả cần tránh điều nào sau đây?

A. Lao động tự giác, sáng tạo

B. Làm việc năng động sáng tạo

C. Coi thường kỷ luật lao động

D. Rèn luyện nâng cao tay nghề

Câu 18: Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng

A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau ,

B. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình .

C. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp .

D. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau ,

Câu 19: Vi phạm pháp luật được chia thành

A. 5 loại

B. 6 loại

C. 3 loại

D. 4 loại

Câu 20: Hành vi nào vi phạm dân chủ?

A. Giáo viên nhắc nhở học sinh đến lớp phải thuộc bài.

B. Ba mẹ không cho con cái còn nhỏ tuổi đi chơi khuya.

C. Giám đốc không lắng nghe ý kiến của công nhân.

D. Nhà trường để thùng thư góp ý để lắng nghe ý kiến của học sinh.

Câu 21: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Trong mọi việc phải tự giác, tích cực, sáng tạo

B. Không cần phải tích cực quá vì đã có nhiều người khác

C. Chỉ làm cho xong chuyện

D. Thiếu trách nhiệm với việc chung

Câu 22: Hoạt động nào dưới đây được Nhà nước khuyến khích,tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ?

A. Tất cả các hoạt động tạo ra thu nhập

B. Ép buộc người học nghề,

C. Các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động

D. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề,

Câu 23: Thuế có tác dụng ổn định thị trường, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng

A. Yêu cầu của nhân dân.

B. Định hướng của cơ chế kinh tế thị trường.

C. Định hướng của nhà nước.

D. Thị hiếu của những người giàu có .

Câu 24: Khi có lệnh gọi nhập ngũ của anh A, ông B ( bố anh A ) cần làm gì để thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc ?

A. Buồn sầu , cản trở con nhập ngũ .

B. Xin cho con vào một trường trung cấp , phòng khi con không đỗ đại học .

C. Động viên con nhập ngũ, chấp hành lịch tập trung huấn luyện .

D. Tìm cách lo giấy tờ chứng nhận con bị bệnh .

Câu 25: Em tán thành với quan điểm nào sau đây?

A. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình

B. Chỉ có những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư

C. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không có phẩm chất chí công vô tư

D. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm

Câu 26: Say mê nghiên cứu,tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất,tinh thần thể hiện phẩm chất nào dưới đây của con người?

A. Năng động

B. Chí công vô tư

C. Tự chủ

D. Sáng tạo

Câu 27: Tội phạm là người có hành vi vi phạm

A. pháp luật dân sự .

B. kỉ luật .

C. pháp luật hình sự .

D. pháp luật hành chính .

Câu 28: Anh G luôn cân đối thời gian của mình để tham gia vào các gdcḍt động nhóm của cơ quan như: từ thiện,bảo vệ môi trường thể hiện là người

A. Không biết quan tâm tới bản thân

B. chưa có tính kỷ luật

C. có hợp tác với nhau trong cuộc sống.

D. lãng phí thời gian cá nhân

Câu 29: Em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau?

A. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hòa giải.

B. Tham gia đánh cãi nhau để bênh vực lẽ phải.

C. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn.

D. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó.

Câu 30: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ, quyền cao quý của

A. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra .

B. các cơ quan quản lí nhà nước ,

C. lực lượng quốc phòng an ninh .

D. mỗi công dân và người dân Việt Nam .

Câu 31: Bạn B là học sinh giỏi nhưng không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, trường vì sợ ảnh hưởng đến thời gian học tập của bản thân là đã không thể hiện đúng phẩm chất đạo đức nào

A. Đoàn kết

B. Chí công vô tư

C. Dân chủ

D. Tự lập

Câu 32: Anh D yêu chị T say đắm và ngỏ lời cầu hôn. Chị T đồng ý kết hôn với anh D nhưng với điều kiện anh D phải mua một ngôi nhà mới để hai vợ chồng ra ở riêng và cho chị đứng tên sở hữu riêng ngôi nhà đó. Hành động của chị T là đúng hay sai, vì sao?

A. Đúng. Vì anh D rất yêu chị T.

B. Sai. Vì chị T đã yêu sách của cải trong hôn nhân.

C. Đúng. Vì chị T có quyền ra điều kiện.

D. Sai. Vì chị đã cưỡng ép kết hôn.

Câu 33: Anh S thi công tỉa cành, chặt cây trước mùa mưa bão theo kế hoạch của công ty môi trường đô thị nhưng thiếu tuân thủ các biện pháp an toàn lao động như không đặt biển báo an toàn khiến cho một người bị thương nặng do cành cây rơi trúng đầu là vi phạm:

A. Hành chính

B. Dân sự

C. Kỉ luật

D. Hình sự

Câu 34: Q là học sinh lớp 9, lười học và vô kỉ luật . Ở lớp, Q hay nói chuyện riêng, làm mất trật tự trong giờ học. Khi các bạn trong lớp góp ý, Q cho rằng các bạn có thành kiến với mình.Hành vi của Q .

A. vi phạm pháp luật hình sự .

B. vi phạm kỷ luật .

C. chi vi phạm đạo đức .

D. chỉ vì phạm pháp luật .

Câu 35: Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh c bị kì thị còn anh C bị trầm cảm. Chị B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.

B. Kỉ luật.

C. Hành chính.

D. Hình sự.

Câu 36: Tại một khu chợ lớn, do cạnh tranh bán hàng, ông A đã thuê một nhóm côn đồ giả làm khánh hàng gây rối, làm mất uy tín sản phẩm hàng hóa của ông B (chủ cửa hàng bên cạnh). Hành vi của ông A đã xâm phạm đến nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Nghĩa vụ lao động.

C. Nghĩa vụ đóng thuế.

D. Quyền lao động.

Câu 37: Trong hội nghị tồng kết cuối năm, một số người dân xã s đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Người dân xã s đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?

A. Dân giám sát và kiểm tra.

B. Dân hiểu và đồng tình.

C. Dân thảo luận và góp ý kiến.

D. Dân bàn và quyết định,

Câu 38: Hành vi dùng điện bẫy chuột gây chết người là vi phạm pháp luật nào dưới đây ?

A. Hình sự .

B. Hành chính .

C. Dân sự . .

D. Kỉ luật .

Câu 39: Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu ừách nhiệm pháp lí?

A. Vợ chồng chị V và chị

B. Vợ chồng chị N và chị D.

C. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.

D. D, Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.

Câu 40: Chính quyền xã A đã tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông B trưởng thôn Z thâm ô công quỹ trong việc làm đường giao thong nông thôn mới. Việc làm của chính quyền xã A thực hiện nội dung nào dưới đây trong quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Kiểm tra, giám sát các công việc chung.

C. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.

D. Bàn bạc về các công việc chung.

Đáp án & Thang điểm

1 B 11 A 21 A 31 B
2 B 12 A 22 C 32 B
3 D 13 C 23 B 33 D
4 B 14 D 24 C 34 B
5 D 15 B 25 D 35 D
6 C 16 A 26 D 36 A
7 C 17 C 27 C 37 A
8 D 18 B 28 C 38 A
9 B 19 D 29 A 39 D
10 A 20 C 30 D 40 B

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Trường THPT ....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2023

Môn: Giáo Dục Công Dân

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1: Tự chủ là làm chủ ?

A. Gia đình

B. Bản thân

C. Tập thể

D. Xã hội

Câu 2: Đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả góp phần.

A. Giảm thiểu hiện tượng cạnh tranh.

B. Hạn chế đầu cơ tích trữ.

C. Chia đều các nguồn viện trợ.

D. nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 3: Công dân có quyền và trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho

A. bản thân và gia đình .

B. riêng tầng lớp trí thức trong xã hội .

C. riêng những người giàu có trong xã hội .

D. một cá nhân trong xã hội.

Câu 4: Thiếu tính tự chủ con người sẽ:

A. Khó đứng vững trước khó khăn, thử thách và cám dỗ

B. Biết cư xử đúng đắn, có văn hóa

C. Tự tin trong mọi hoàn cảnh, công việc

D. Lạc quan, ung dung trước mọi tình huống

Câu 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không chí công vô tư?

A. Làm trực nhật thay bạn vì bạn ốm phải nghỉ học

B. Phê bình, kiểm điểm nhân viên khi mắc lỗi dù đó là em ruột.

C. Đề bạt con trai lên chức trưởng phòng dù chưa có nhiều thành tích.

D. Đề cử bạn học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng

Câu 6: Nội dung nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Hình thành trong lịch sử của dân tộc

B. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào

C. Là những giá trị bình thường

D. Là những giá trị vô cùng quý giá

Câu 7: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiết quyền cao quý của kế tay và

A. mỗi công dân và người dân Việt Nam .

B. các cơ quan quản lí nhà nước ,

C. lực lượng quốc phòng an ninh .

D. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra .

Câu 8: Hành vi nào dưới đây của công dân biểu hiện là người không có đạo đức ?

A. Thăm hỏi các thầy cô giáo cũ.

B. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau .

C. Tham gia hiến máu nhân đạo ,

D. Trêu chọc chế giễu người tàn tật .

Câu 9: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính dân chủ?

A. Hăng hái xây dựng bài.

B. Tự do vứt rác bừa bãi.

C. Nói chuyện trong giờ.

D. Đi không đúng làn đường quy định.

Câu 10: Những giá trị tinh thần, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung khái niệm

A. Chí công vô tư

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc

C. Hợp tác cùng phát triển

D. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 11: Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện

A. Làm việc vì lợi ích cá nhân

B. Làm việc vì lợi ích tập thể

C. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung

D. Việc ai ngýời ấy làm

Câu 12: Ở nhà, bạn Đ luôn để bố mẹ phải nhắc nhở, đôn đốc việc học hành. Hành vi của Đ là biểu hiện của tính

A. sáng tạo

B. thiếu sáng tạo

C. tự giác

D. thiếu tự giác

Câu 13: Biểu hiện nào không phải năng động, sáng tạo?

A. Dám nghĩ.

B. Chủ động.

C. Dám làm

D. Bị động.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ?

A. Bao che hành vi vi phạm pháp luật cho người thân.

B. Thường xuyên gây mâu thuẫn với mọi người xung quanh.

C. Tố cáo người khác khi không có căn cứ.

D. Kiến nghị với UBND xã về vấn đề xây dựng liên thôn.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của năng động,sáng tạo

A. Làm cho con người biết cách vượt qua khó khăn

B. Giúp con người vượt qua khó khăn

C. Giúp con người can thiệp vào quyền lợi của người khác

D. Con người dám đương đầu với những thử thách

Câu 16: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Chấp thuận việc thu hồi đất của nhà nước để mở rộng đường

B. Không tham gia các hoạt động tập thể vì sợ ảnh hưởng đến kết học

C. Báo cáo cô giáo khuyết điểm của các bạn mà mình không quý mến.

D. Nhận hối lộ, bỏ qua những vi phạm của cấp dưới

Câu 17: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc

A. làm đường sá, cầu cống .

B. chi trả lương cho công chức ,

C. tích luỹ cá nhân .

D. xây dựng trường học cộng .

Câu 18: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết

“Quan san muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em”

Câu trên thể hiện điều gì?

A. Năng động sáng tạo.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Hợp tác cùng phát triển.

D. Bảo vệ hòa bình.

Câu 19: Học sinh, sinh viên xếp hình Tổ quốc, thể hiện tình thần dân tộc là hành động

A. thích thúc với các quốc gia khác .

B. yêu hòa bình hơn các quốc gia khác .

C. thể hiện tình yêu hòa bình dân tộc .

D. đề cao thái quá tình yêu dân tộc .

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây không bị cấm kết hôn?

A. Anh chị em cùng cha, khác mẹ

B. Anh chị em con chú,con bác

C. bố dượng với con riêng của vợ.

D. Con riêng của chồng với con riêng của vợ

Câu 21: Thực hiện tốt dân chủ sẽ:

A. Ðem lại cuộc sống ấm no

B. Tạo cơ hội tốt cho mọi người phát triển

C. Làm việc theo ý mỗi người

D. Xây dựng được tình bạn đẹp

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuổi ?

A. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo .

B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án .

C. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

D. Người mất năng lực hành vi dân sự .

Câu 23: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải

A. Chịu trách nhiệm pháp lý

B. Ghi vào hồ sơ lí lịch cá nhân

C. Bị quản chế hành chính

D. Có trách nhiệm bồi thường

Câu 24: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế ?

A. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận .

B. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh .

C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh .

D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật .

Câu 25: Theo quy định của pháp luật, trường hợp bị cấm kết hôn khi người nào đó đang

A. bị mắc bệnh ung thư

B. bị bệnh tâm thần

C. đã bị quyết định ly hôn

D. ly hôn ba lần

Câu 26: Quan điểm nào dưới đây thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình ?

A. Nên ủng hộ chính sách đối đầu quân sự để thể hiện sức mạnh .

B. Chỉ thể hiện lòng yêu hòa bình khi cần thiết .

C. Tham gia các hoạt động giao lưu với bạn bè quốc tế là cần thiết .

D. Khi có chiến tranh mới cần thể hiện lòng yêu nước .

Câu 27: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ

A. 18 tuổi trở lên .

B. 14 tuổi trở lên .

C. 15 tuổi trở lên .

D. 16 tuổi trở lên .

Câu 28: Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là:

A. Đối đầu xung đột.

B. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột.

C. Chiến tranh lạnh.

D. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế.

Câu 29: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để

A. học vẹt

B. Học hỏi

C. học nghề

D. học gạo

Câu 30: Lao động là hoạt động có mục đích của con người

A. Nhằm tạo ta của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội

B. Chỉ tạo ra giá trị tinh thần.

C. Nhằm đem lại thu nhập cho bản thân với bất cứ công việc gì.

D. Chỉ tạo ra giá trị vật chất.

Câu 31: Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là:

A. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng

B. Quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước

C. Quan hệ bạn bè với các nước phát triển

D. Quan hệ anh em với các nước gần gũi

Câu 32: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây ?

A. sống không có lý tưởng riêng .

B. sống có đạo đức .

C. Tuân theo pháp luật .

D. năng động, sáng tạo .

Câu 33: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?

A. Anh N, anh T và anh K.

B. Anh T và anh H.

C. Anh H và anh K.

D. Anh N, anh T và anh H.

Câu 34: Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc X và cô V.

B. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.

C. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.

D. Vợ chồng Giám đốc.

Câu 35: Bạn M và T từ chối lời đề nghị làm đề cương chung để ôn tập các môn chuẩn bị thi học kỳ của K và A vì cho rằng làm như vậy sẽ không hiểu hết bài và sợ rằng hai bạn K và A sẽ ỷ lại vào mình . Những ai trong tình huống trên hiểu sai về hợp tác?

A. Bạn M, Bạn A

B. Bạn M, Bạn T

C. Bạn T, Bạn K

D. Bạn K , Bạn A

Câu 36: Bạn T là học sinh lớp 10 bỏ học giữa chừng và đòi gia đình cho đi lấy chồng. Bạn trai của T vừa đủ 20 tuổi, không học hành, không nghề nghiệp, suốt ngày chơi bời lêu lổng. Hai bên gia đình và họ hàng tìm mọi cách để can ngăn. Hành động của 2 bên gia đình đã

A. Vi phạm luật hôn nhân và gia đình.

B. Vi phạm những điều mà pháp luật cấm.

C. Thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình.

D. Xâm phạm quyền tự do và kết hôn của công dân.

Câu 37: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Gián tiếp.

B. Ủy quyền.

C. Phổ thông.

D. Trực tiếp.

Câu 38: Chi A được giám đốc công ty khai thác than z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó, giám đốc điều động chị vào làm trong hầm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Tạo cơ hội tham gia quản lí.

B. Hợp đồng lao động.

C. Áp dụng chế độ ưu tiên.

D. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

Câu 39: Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Anh H, anh K và anh T.

B. Chị M, anh K và ông B.

C. Chị M, anh H và anh K.

D. Chị M, anh H và ông B.

Câu 40: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa . Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?

A. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của hai gia đình .

B. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý .

C. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới .

D. Dựa vào pháp luật để giải thích cho 2 bên gia đình hiểu

Đáp án & Thang điểm

1 B 11 C 21 A 31 B
2 D 12 D 22 C 32 B
3 A 13 D 23 A 33 A
4 A 14 D 24 A 34 B
5 C 15 C 25 B 35 B
6 C 16 A 26 C 36 C
7 A 17 C 27 B 37 D
8 D 18 B 28 D 38 B
9 A 19 C 29 C 39 B
10 D 20 D 30 A 40 D

Xem thêm bộ đề thi vào lớp 10 các môn học chọn lọc, có đáp án hay khác: