X

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều

15 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Cánh diều Phần 1: Một số vấn đề chung (có đáp án)


Hay làm đó biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Phần 1: Một số vấn đề chung sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.

15 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Cánh diều Phần 1: Một số vấn đề chung (có đáp án)

Câu 1. Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. đường chuyển động.

Câu 2. Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?

A. Bao gồm ba mạch địa lí chính.

B. Là nhóm môn khoa học xã hội.

C. Môn Địa lí có tính tích hợp.

D. Chuyên nghiên cứu về trái đất.

Câu 3. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Được học ở tất cả các cấp học.

B. Địa lí mang tính chất tổng hợp.

C. Mang tính độc lập và khác biệt.

D. Chỉ được học ở trung học cơ sở.

Câu 4. Phương pháp nào sau đây thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?

A. Đường đẳng trị.

B. Bản đồ - biểu đồ.

C. Vùng phân bố.

D. Chấm điểm.

Câu 5. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?

A. Khoa học tự nhiên.

B. Xã hội học.

C. Khoa học xã hội.

D. Kinh tế vĩ mô.

Câu 6. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

A. Các loại ngôi sao.

B. Trạm hàng không.

C. Vệ tinh nhân tạo.

D. Vệ tinh tự nhiên.

Câu 7. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết

A. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.

B. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.

C. số lượng của đối tượng riêng lẻ.

D. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.

Câu 8. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp

A. kí hiệu theo đường.

B. chấm điểm.

C. khoanh vùng.

D. đường chuyển động.

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?

A. Là một tập hợp có tổ chức.

B. Rất thuận lợi trong sử dụng.

C. Mất nhiều chi phí lưu trữ.

D. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.

Câu 10. Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp nào sau đây?

A. Kí hiệu.

B. Bản đồ - biểu đồ.

C. Chấm điểm.

D. Khoanh vùng.

Câu 11. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. khoanh vùng.

D. đường đẳng trị.

Câu 12. Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được

A. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

B. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

C. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

D. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

Câu 13. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?

A. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).

B. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.

C. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.

D. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.

Câu 14. Môn Địa lí được học ở

A. cấp trung học, chuyển nghiệp.

B. cấp tiểu học, trung học cơ sở.

C. tất cả các môn học ở tiểu học.

D. tất cả các cấp học phổ thông.

Câu 15. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. chấm điểm.

C. đường chuyển động.

D. kí hiệu theo đường.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác: