Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Chương 9 (có đáp án): Địa lý các ngành kinh tế
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 9: Địa lý các ngành kinh tế sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Chương 9 (có đáp án): Địa lý các ngành kinh tế
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và dịch vụ
Trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 9: Địa lí các ngành dịch vụ
Câu 1:
Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất làm cho các nước đang phát triển, đông dân coi đẩy mạnh nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
A. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
B. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho con người.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
D. Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
B. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
C. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
Câu 3:
Hoạt động nào sau đây ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội người?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Thương mại.
Câu 4:
Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?
A. Cơ cấu vật nuôi.
B. Mức độ thâm canh.
C. Quy mô sản xuất.
D. Tổ chức lãnh thổ.
Câu 5:
Vai trò của sản xuất nông nghiệp không phải là
A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
B. bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
C. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
D. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Câu 6:
Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào
A. độ nhiệt ẩm.
B. nguồn nước tưới.
C. diện tích đất.
D. chất lượng đất.
Câu 7:
Sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra khi không có
A. đất đai.
B. địa hình.
C. nguồn nước.
D. sinh vật.
Câu 8:
Biện pháp chung để đẩy nhanh nền nông nghiệp hàng hoá trong nền kinh tế hiện đại là
A. phát triển quy mô diện tích các loại cây công nghiệp hằng năm.
B. nâng cao năng suất và chất lượng các cây công nghiệp lâu năm.
C. tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu các loại nông sản đặc thù.
D. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.
Câu 9:
Nhân tố ảnh hưởng làm cho sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh là
A. sinh vật.
B. nguồn nước.
C. khí hậu.
D. đất đai.
Câu 10:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp?
A. Sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến.
B. Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, sinh vật, nước.
Câu 11:
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, gồm có
A. trồng trọt, lâm nghiệp, thuỷ sản.
B. trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
C. chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản.
D. nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Câu 12:
Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến
A. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
B. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
D. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Câu 13:
Để khắc phục các hạn chế do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp gây ra, cần thiết phải
A. đa dạng hoá sản xuất và xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
B. đa dạng hoá sản xuất và phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
C. phát triển ngành nghề dịch vụ và tôn trọng quy luật tự nhiên.
D. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí và nâng cao độ phì đất.
Câu 14:
Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn nước tưới.
B. diện tích đất.
C. chất lượng đất.
D. độ nhiệt ẩm.
Câu 15:
Nguồn thức ăn không ảnh hưởng nhiều đến
A. hình thức chăn nuôi.
B. phân bố chăn nuôi.
C. giống các vật nuôi.
D. cơ cấu vật nuôi.
Câu 1:
Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?
A. Củ cải đường.
B. Cao su.
C. Mía.
D. Cà phê.
Câu 2:
Loại cây nào sau đây trồng được miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới?
A. Bông.
B. Đậu tương.
C. Mía.
D. Chè.
Câu 3:
Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất
A. phù sa, cần có nhiều phân bón.
B. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.
C. màu mỡ, cần nhiều phân bón.
D. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
Câu 4:
Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu
A. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
Câu 5:
Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?
A. Mía, đậu tương.
B. Đậu tương, củ cải đường.
C. Củ cải đường, chè.
D. Chè, đậu tương.
Câu 6:
Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu
A. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
B. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
Câu 7:
Loại cây nào sau đây không trồng nhiều ở miền nhiệt đới?
A. Mía.
B. Cà phê.
C. Cao su.
D. Chè.
Câu 8:
Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ
A. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.
B. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.
C. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.
D. nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.
Câu 9:
Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
C. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.
D. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.
Câu 10:
Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?
A. Đất ba dan.
B. Đất đen.
C. Phù sa cổ.
D. Phù sa mới.
Câu 11:
Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm nào sau đây?
A. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây cận nhiệt.
B. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây nhiệt đới.
C. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.
D. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Câu 12:
Loại cây nào sau đây trồng ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa?
A. Chè.
B. Củ cải đường.
C. Cao su.
D. Bông.
Câu 13:
Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu
A. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
B. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
Câu 14:
Loại cây nào sau đây không trồng ở miền nhiệt đới?
A. Mía.
B. Cà phê.
C. Cao su.
D. Củ cải đường.
Câu 15:
Cây lương thực bao gồm có
A. lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.
B. lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.
C. lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.
D. lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.
Câu 1:
Ở nước ta, các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở
A. gần các trung tâm công nghiệp chế biến.
B. vùng đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.
C. vùng trung du, cao nguyên, các vùng đất mới khai khẩn.
D. vùng dân cư thưa thớt, gần biên giới.
Câu 2:
Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là
A. bán chuồng trại.
B. tập trung công nghiệp.
C. chăn thả.
D. chuồng trại.
Câu 3:
Ở các nước phát triển phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất từ
A. hộ gia đình.
B. vùng nông nghiệp.
C. trang trại.
D. nông trường.
Câu 4:
Hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Sản xuất chủ yếu tự cấp tự túc.
B. Hình thức phát triển thấp nhất.
C. Hình thức phát triển cao nhất.
D. Có quy mô nhỏ, lẻ và phân tán.
Câu 6:
Hình thức nào sau đây thể hiện một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển?
A. Luân canh.
B. Thâm canh.
C. Quảng canh.
D. Xen canh.
Câu 7:
Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên
A. nguồn nước, điều kiện thời tiết.
B. chuyên môn hóa và thâm canh.
C. quy mô đất, tính chất sản xuất.
D. dân cư và năng suất lao động.
Câu 8:
Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái.
B. đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm cho mỗi hộ gia đình.
C. loại bỏ tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
D. tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông nghiệp.
Câu 9:
Hình thức tổ chức lãnh tổ nông nghiệp cao nhất là
A. vùng nông nghiệp.
B. hợp tác xã nông nghiệp.
C. khu nông nghiệp công nghệ cao.
D. thể tổng hợp nông nghiệp.
Câu 10:
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI THEO NGÀNH Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2011 - 2019
Dựa vào bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi từ câu 10 đến câu 15:
Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu theo ngành của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là
A. biểu đồ cột.
B. biểu đồ cột chồng.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ tròn.
Câu 11:
Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số lượng của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là
A. biểu đồ cột.
B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ tròn.
Câu 12:
Câu 13:
Trong giai đoạn 2011 - 2019, loại hình trang trại có sự thay đổi tỉ trọng lớn nhất là
A. trang trại trồng trọt.
B. trang trại chăn nuôi.
C. trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
D. trang trại khác.
Câu 14:
Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu trang trại theo ngành ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019?
A. Tỉ trọng trang trại trồng trọt có xu hướng giảm.
B. Tỉ trọng trang trại khác thấp và có xu hướng giảm.
C. Tỉ trọng trang trại chăn nuôi luôn lớn nhất và có xu hướng tăng.
D. Tỉ trọng trang trại nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ ba và có xu hướng giảm.
Câu 15:
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trang trại ở nước ta biểu hiện điều gì?
A. Sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
B. Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa.
C. Số lượng lao động nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng.
D. Ngành nông nghiệp của nước ta ngày càng được chú trọng.