Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Chương 1: Trái Đất sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
15 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Cánh diều Chương 1 có đáp án 2024
Câu 1. Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là
A. Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh.
B. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.
C. Hoả tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thuỷ tinh.
D. Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh.
Đáp án đúng là: B
Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.
Câu 2. Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là
A. khoáng sản và đất.
B. khoáng sản và đá.
C. khoáng vật và đất.
D. khoáng vật và đá.
Đáp án đúng là: D
Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. Vỏ Trái Đất có trên 5000 loại khoáng vật, trong đó 90% là nhóm khoáng vật si-li-cat.
Câu 3. Đường chuyển ngày quốc tế đi qua
A. Đại Tây Dương.
B. Lục địa Nam Mĩ.
C. Lục địa Á - Âu.
D. Thái Bình Dương.
Đáp án đúng là: D
Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° đi qua giữa múi số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch. Trong thực tế đường chuyển ngày quốc tế không phải là đường thẳng mà cũng thay đổi theo biên giới quốc gia.
Câu 4. Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là
A. 120o.
B. 90o.
C. 180o.
D. 150o.
Đáp án đúng là: C
Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° đi qua giữa múi số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch. Trong thực tế đường chuyển ngày quốc tế không phải là đường thẳng mà cũng thay đổi theo biên giới quốc gia.
Câu 5. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là
A. 146,9 nghìn km.
B. 150 tỉ km.
C. 150 nghìn km.
D. 149,6 triệu km.
Đáp án đúng là: D
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.
Câu 6. Một năm trên sao Hỏa có độ dài hơn một năm trên Trái Đất
A. 10 ngày.
B. 90 ngày.
C. 321 ngày.
D. 365 ngày.
Đáp án đúng là: C
Một năm trên sao Hỏa có độ dài hơn một năm trên Trái Đất 321 ngày.
Câu 7. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?
A. Đá Sét.
B. Đá Hoa.
C. Đá vôi.
D. Đá gra-nit.
Đáp án đúng là: D
Đá mac-ma (gra-nit, ba-dan,...): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất.
Câu 8. Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn quanh Mặt Trời là
A. Hoả tinh.
B. Kim tinh.
C. Thuỷ tinh.
D. Mộc tinh.
Đáp án đúng là: B
Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn quanh Mặt Trời là Kim tinh.
Câu 9. Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất?
A. Hoả tinh.
B. Thổ tinh.
C. Mộc tinh.
D. Kim tinh.
Đáp án đúng là: B
Hành tinh có số vệ tinh nhiều nhất Thổ tinh.
Câu 10. Các loại đá nào sau đây chiếm phần lớn của vỏ Trái Đất?
A. Đá mac-ma và đá biến chất.
B. Đá trầm tích và đá biến chất.
C. Đá mac-ma và đá trầm tích.
D. Đá ban da và đá trầm tích.
Đáp án đúng là: A
Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất, trong đó, khoảng 95% là đá mac-ma và đá biến chất, còn lại là đá trầm tích.
Câu 11. Thành phần nào sau đây chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất Trái Đất?
A. Lớp vỏ lục địa.
B. Lớp vỏ đại Dương.
C. Nhân Trái Đất.
D. Lớp Manti.
Đáp án đúng là: D
Lớp Manti chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất.
Câu 12. Giờ quốc tế không phải là giờ
A. khu vực.
B. GMT.
C. mặt trời.
D. múi.
Đáp án đúng là: C
Giờ ở múi số 0 (múi có đường kinh tuyến gốc chạy qua giữa múi) được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được điều chỉnh theo biên giới quốc gia, tạo thành các khu vực giờ.
Câu 13. Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Tăng dần từ xích đạo về hai cực.
B. Lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về hai cực.
C. Giống nhau ở tất cả vĩ tuyến.
D. Lớn nhất ở chí tuyến, giảm dần về hai cực.
Đáp án đúng là: B
Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là ở xích đạo và nhỏ nhất ở vùng cực, đặc biệt là hai cực (giảm dần từ xích đạo về cực).
Câu 14. Địa điểm không thay đổi vị trí khi Trái Đất tự quay quanh trục là
A. Chí tuyến.
B. vòng cực.
C. hai cực.
D. Xích đạo.
Đáp án đúng là: C
Địa điểm không thay đổi vị trí khi Trái Đất tự quay quanh trục là hai cực Bắc và Nam.
Câu 15. Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là
A. xích đạo.
B. chí tuyến.
C. vòng cực.
D. cực Bắc.
Đáp án đúng là: A
Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là ở xích đạo và nhỏ nhất ở vùng cực, đặc biệt là hai cực.