5+ Giới thiệu về một trung tâm hoặc một nhà văn hoá dành cho thiếu nhi mà em biết
Giới thiệu về một trung tâm hoặc một nhà văn hoá dành cho thiếu nhi mà em biết hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Giới thiệu về một trung tâm hoặc một nhà văn hoá dành cho thiếu nhi mà em biết
Giới thiệu về một trung tâm hoặc một nhà văn hoá dành cho thiếu nhi mà em biết - mẫu 1
TiniWorld là một trong những khu vui chơi được em yêu thích nhất với 4 bạn nhỏ Juno, Pica, Tera, Kilo chơi đùa thỏa thích.
Đầu tiên đó là Khu trò chơi vận động mang tên Juno, đây là bạn nhỏ đại diện cho sức mạnh của cơ bắp, ưa thích vận động, mạo hiểm và thử thách. Khu hồ bóng rất rộng với những trái banh xanh đỏ hấp dẫn, từ trên cao có thể trượt xuống bằng cầu tụt dốc hay chơi trò chơi ném bóng trên màn hình.
Tiếp đến là Bạn nhỏ Pica, đại diện cho trò chơi Mỹ thuật và hướng nghiệp rất vui. Pica luôn luôn sáng tạo với nhiều màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh. Trong tất cả các trò chơi tại TiniWorld em thích nhất góc không gian sáng tạo vẽ tranh và nặn tượng, bởi nó giúp em khám phá ra chính khả năng của mình, nếu sau này có trở thành 1 họa sỹ, em sẽ rất cảm ơn Pica đã giúp em có 1 tuổi thơ nhiều ước mơ tại nơi này.
Khu vực mang tên bạn Tera chính là khu để chúng em vừa chơi vừa học tập, hòa mình với những trò chơi như làm bác sỹ, kỹ sư, hóa trang. Khu này cũng là nơi tập trung nhiều bé và các cha mẹ yêu thích nhất bởi các bé sẽ được ba mẹ chụp hình lưu lại những tấm hình đẹp nhất.
Còn đến với khu Kilo chúng em được ăn uống, nạp năng lượng thỏa ga sau những phút vui chơi thú vị, Bạn Kilo nhìn mập tròn đáng yêu và vui tính đang cầm quả chuối. Ở khu Kilo em thích nhất món ăn Bắp rang bơ và xúc xích nướng nhất tại đây, mùi thơm nức làm em không thể chối từ.
Giới thiệu về một trung tâm hoặc một nhà văn hoá dành cho thiếu nhi mà em biết - mẫu 2
Hơn nửa thế kỷ qua, biết bao thế hệ người Hà Nội đã gắn bó với ngôi nhà tuổi thơ, bên cạnh tượng đài vua Lý Thái Tổ và hồ Gươm huyền thoại, nơi diễn ra sự kiện Bác Hồ ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Cung Thiếu nhi Hà Nội – ngôi trường thứ hai, mảnh vườn ươm đã góp phần chăm sóc, giáo dục biết bao thế hệ thiếu nhi thành những chủ nhân xứng đáng của Thủ đô anh hùng và ngàn năm văn hiến
Từ khu vui chơi chỉ dành cho con em các gia đình giàu có tên là Ấu trĩ viên, Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội – tiền thân của Cung Thiếu nhi – ra đời ngày 1/6/1955 đã thu hút hàng vạn con em những người lao động đến tham gia sinh hoạt, trở thành lá cờ đầu trong phong trào “việc nhỏ nghĩa lớn, chống Mỹ cứu nước” của thiếu nhi Hà Nội.
Chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã trở thành “cánh chim đầu đàn” trong cả nước về giáo dục ngoài nhà trường cho thiếu nhi. Với tình yêu trẻ, mong muốn mang đến cho các em niềm vui, say mê sau mỗi ngày trên lớp, các anh chị phụ trách đã dày công chọn lọc nội dung, xây dựng chương trình phù hợp với tuổi thơ. Qua sàng lọc và thử nghiệm chất lượng, hiện nay, Cung Thiếu nhi đã có hơn 60 bộ môn thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật, Mỹ thuật, Thể dục thể thao, Giáo dục Tổng hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ. Trong đó, nhiều môn mang tính bổ trợ cho việc học ở trường như: Văn, Toán, Tin học, Ngoại ngữ,… nhưng với cách tiếp cận “học mà chơi, chơi mà học”. Nhiều môn được thiết kế góp phần định hướng thẩm mỹ, khuyến khích tư duy sáng tạo như: hội hoạ, âm nhạc, thiết kế, trình diễn thời trang; rèn luyện thể lực như: bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật, thể dục nhịp điệu…; đặc biệt, bám sát yêu cầu của xã hội và nhu cầu ngày càng cao của thiếu nhi, Cung còn mở thêm nhiều bộ môn mới như: rèn luyện kỹ năng giao tiếp, dẫn chương trình, viết chữ đẹp, nữ công, hiphop, chương trình Tiếng Anh dành cho trẻ em do thầy Nguyễn Quốc Hùng M.A tư vấn...