Tính chất của Đồng oxit Cu2O - Tính chất hoá học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng
Tính chất của Đồng oxit Cu2O
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Đồng (I) oxit) là một oxit của đồng, ít gặp hơn so với hợp chất đồng (II) oxit.
- Công thức phân tử: Cu2O
- Công thức cấu tạo: Cu-O-Cu
II. Tính chất vật lí.
- Tính chất vật lý: Là chất rắn, màu đỏ gạch, không tan trong nước. nhiệt độ nóng chảy 1230 độC.
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với axit:
Cu2O + 2HCl → CuCl2 + H2O + Cu
2. Tác dụng với chất khử mạnh:
Cu2O + H2 2Cu + H2O
Cu2O + CO CO2 + Cu
3. Tác dụng với oxit axít tạo thành muối:
3Cu2O + P2O5 → 2Cu3PO4
4. Tác dụng với chất oxi hóa mạnh, tạo thành đồng(II) oxit:
2Cu2O + O2 4CuO
IV. Điều chế
- Dùng khí CO khử CuO:
2CuO + CO Cu2O + CO2
- Đốt đồng trong môi trường thiếu khí:
4Cu + O2 2Cu2O
- Điện phân anode đồng trong dung dịch NaCl trong môi trường kiềm.
V. Ứng dụng
- Trong vật liệu gốm
Đồng(I) oxit được dùng làm chất tạo màu sắc cho men gốm. Muốn có màu đỏ sáng, chúng ta chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ đồng(I) oxit (0.5%).
- Nếu có boron trong men đồng đỏ chúng ta sẽ có màu tím.
- Trong vật liệu điện
- Đồng(I) oxit là một chất bán dẫn. Cặp đồng(I) oxit-đồng (Cu2O-Cu) chỉ cho phép dòng điện đi từ đồng sang đồng oxit, bây giờ lớp đồng(I) oxit đóng vai trò là lớp bán dẫn loại n và lớp đồng đóng vai trò là lớp bán dẫn loại p. Với tính chất bán dẫn, đồng oxit được sử dụng làm pin mặt trời dùng trong dạy học.