Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 50 câu hỏi trắc nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu Địa lí 11 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Địa lí 11 giúp các bạn học tốt môn Địa lí hơn.
Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Câu 1:
Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là
A. mất cân bằng giới tính.
B. ô nhiễm môi trường.
C. cạn kiệt nguồn nước ngọt.
D. động đất và núi lửa.
Câu 2:
Cho bảng số liệu:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một số nước trên thế giới qua các năm (Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm dần.
B. Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp và có xu hướng tăng.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước là ổn định không biến động.
Câu 3:
Việc dân số thế giới tăng nhanh đã gây ra vấn đề nào sau đây?
A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.
B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường.
C. Thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển.
D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.
Câu 4:
Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.
B. Số người trong độ tuổi lao đông rất đông.
C. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
D. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới.
Câu 5:
Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Thất nghiệp và thếu việc làm.
B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước.
C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.
D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.
Câu 6:
Cho bảng số liệu:
Tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới qua các năm (Đơn vị: tuổi)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình tăng nhanh hơn các nước đang phát triển.
B. Các nước đang phát triển có tuổi thọ trung bình tăng chậm hơn các nước phát triển.
C. Các nước đang phát triển, tuổi thọ trung bình của người dân không tăng.
D. Tuổi thọ trung bình của dân số thế giới ngày càng tăng.
Câu 7:
Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Xây dựng.
D. Dịch vụ.
Câu 8:
Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?
A. O3
B. CH4
C. CO2
D. N2O
Câu 9:
Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10:
Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là
A. Xuất hiện nhiều động đất.
B. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
C. Băng ở vùng cực ngày càng dày.
D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi.
Câu 11:
Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do
A. chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.
B. chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
C. nước xả từ các nhà máy thủy điện.
D. khai thác và vận chuyển dầu mỏ.
Câu 12:
Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do
A. Nước biển nóng lên.
B. Hiện tương thủy triều đỏ.
C. Ô nhiễm môi trường nước.
D. Độ mặn của nước biển tăng.
Câu 13:
Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào đã làm tầng ôdôn mỏng dần?
A. O3.
B. CFCs.
C. CO2.
D. N2O.
Câu 14:
Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là do
A. cháy rừng.
B. ô nhiễm môi trường.
C. biến đổi khí hậu.
D. con người khai thác quá mức.
Câu 15:
Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Nước biển ngày càng dâng cao.
B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền.
C. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền.
D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 16:
Nhận định nào sau đây không đúng với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)?
A. 180 thành viên (tính đến tháng 1 - 2007).
B. Thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
C. Chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
D. Có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại.
Câu 17:
Lĩnh vực chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong đầu tư nước ngoài là
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. dịch vụ.
D. tài chính, ngân hàng.
Câu 18:
Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động
A. y tế, giáo dục, thể dục thể thao.
B. du lịch, bất động sản, viễn thông.
C. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
D. bảo hiểm, giáo dục, thông tin liên lạc.
Câu 19:
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu là biểu hiện của
A. thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
C. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
D. các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Câu 1:
Toàn cầu hóa là
A. quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học - kĩ thuật, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,...
B. quá trình liên kết các nước phát triển trên thế giới về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, an ninh, quốc phòng,...
C. quá trình liên kết các nước đang phát triển trên thế giới về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, an ninh, quốc phòng, thể thao, đối ngoại,...
D. quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,...
Câu 2:
Biểu hiện nào sau đây cho thấy thương mại thế giới phát triển mạnh?
A. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...
B. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng trên toàn thế giới.
C. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
D. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Câu 3:
Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là
A. Hàn Quốc.
B. Phi-líp-pin.
C. Việt Nam.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 4:
Tính đến tháng 1 - 2007, tổ chức thương mại thế giới (WTO) có
A. 130 thành viên.
B. 140 thành viên.
C. 150 thành viên.
D. 160 thành viên.
Câu 5:
Tổ chức có vai trò lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn là
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA).
C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Câu 6:
So với tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn
A. thấp hơn.
B. thấp hơn rất nhiều.
C. bằng nhau.
D. cao hơn.
Câu 7:
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chi phối tới bao nhiêu phần trăm hoạt động thương mại của thế giới?
A. 68%.
B. 77%.
C. 86%.
D. 95%.
Câu 8:
Chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới là
A. các công ti xuyên quốc gia.
B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Câu 9:
Các tổ chức quốc tế nào ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia?
A. Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
B. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
C. Tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
D. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
Câu 10:
IMF (International Monetary Fund) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức
A. cơ quan Năng lượng quốc tế.
B. tổ chức Lao động quốc tế.
C. Quỹ tiền tệ quốc tế.
D. tổ chức Hợp tác và phát triển.
Câu 12:
WB (World Bank) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức
A. Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
B. Tổ chức Thưong mại Thế giới.
C. Ngân hàng Thế giới.
D. Quỹ tiền tệ quốc tế.
Câu 13:
Tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Ngân hàng Thế giới là
A. WTO.
B. WB.
C. WEF.
D. IMF.
Câu 14:
Biểu hiện nào sau đây không đúng với các công ti xuyên quốc gia?
A. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn.
B. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
C. Có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.
D. Có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại.
Câu 15:
Nhận định nào sau đây không phải là mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?
A. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
B. Đẩy nhanh đầu tư.
C. Tăng cường tự do hóa thương mại trong phạm vi khu vực.
D. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Câu 16:
Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông, hồ là do
A. mưa axít xuống các sông, hồ.
B. sự cố đắm tàu, rửa tàu.
C. khai thác thiên nhiên quá mức của con người.
D. chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí.
Câu 17:
Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người ở đâu bị thiếu nước sạch?
A. Các nước chậm phát triển.
B. Các nước phát triển.
C. Các nước đang phát triển.
D. Trên toàn cầu.
Câu 18:
Theo Liên hợp quốc, có hơn 1 tỉ người ở đâu bị thiếu nước sạch?
A. Các nước phát triển.
B. Các nước đang phát triển.
C. Các nước chậm phát triển.
D. Trên toàn cầu.
Câu 1:
Số nước thành viên của tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có số thành viên ít nhất là
A. MERCOSUR.
B. NAFTA.
C. ASEAN.
D. APEC.
Câu 3:
Các nước thành viên của tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) là
A. Hoa Kì, Ca-na-đa.
B. Hoa Kì, Ca-na-đa, Cô-lôm-bi-a.
C. Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô.
D. Hoa Kì, Ca-na-đa, Bra-xin, Ác-hen-ti-na.
Câu 4:
Nước nào sau đây không phải là thành viên tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA)?
A. Hoa Kì.
B. Mê-hi-cô.
C. Ca-na-đa.
D. Bra-xin.
Câu 5:
Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ được thành lập vào năm
A. 1957.
B. 1967.
C. 1991.
D. 1994.
Câu 6:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực được thành lập vào năm 1994 là
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Câu 7:
Tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Liên minh châu Âu là
A. NAFTA.
B. APEC.
C. EU.
D. MERCOSUR.
Câu 8:
Suy giảm đa dạng sinh học không dẫn đến hậu quả nào dưới đây?
A. Xuất hiện nhiều loài sinh vật mới.
B. Mất đi nhiều loài sinh vật.
C. Nhiều gen di truyền, nguồn thực phẩm hạn chế.
D. Nhiều nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất bị mất.
Câu 9:
Hiện tượng già hóa dân số thế giới được thể hiện ở
A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.
B. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng giảm.
C. tuổi thọ trung của dân số ngày càng tăng.
D. số người trong độ tuổi lao động tăng.
Câu 10:
Để hạn chế gây ô nhiễm không khí cần phải
A. phát triển nền nông nghiệp sinh thái.
B. cải tạo đất trồng.
C. cắt giảm lượng khí thải CO2 và CFCS.
D. cấm khai thác rừng.
Câu 11:
Dân số thế giới tăng nhanh, dẫn đến hiện tượng nào dưới đây?
A. Đô thị hóa.
B. Già hóa dân số.
C. Bùng nổ dân số.
D. Công nghiệp hóa.
Câu 12:
Hậu quả của gia tăng dân số tăng nhanh là
A. gia tăng xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. chi phí lợi xã hội cho người già tăng.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm.
D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 13:
Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất hiện nay là
A. nước khoáng.
B. nước ngầm.
C. nước mưa.
D. nước sông, hồ.
Câu 14:
Hậu quả của biến đổi khí hậu là
A. thiếu nguồn nước sạch.
B. diện tích rừng bị thu hẹp.
C. thảm thực vật bị suy giảm.
D. nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
Câu 15:
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở
A. các nước đang phát triển.
B. các nước công nghiệp mới.
C. các nước phát triển.
D. khu vực châu Phi.
Câu 16:
Việc suy giảm và thủng tầng ô-dôn gây hậu quả nào dưới đây?
A. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
B. Mất lớp bảo vệ Trái Đất.
C. Gia tăng hiện tương mưa axít.
D. Băng tan ở hai cực.
Câu 17:
Biểu hiện của xu hướng già hóa dân số là
A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ người trên 65 tuổi tăng.
B. tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ người trên 65 tuổi giảm.
C. tỉ lệ người dưới 15 tuổi tăng, tỉ lệ người trên 65 tuổi tăng.
D. tỉ lệ người dưới 15 tuổi tăng, tỉ lệ người trên 65 tuổi giảm.
Câu 18:
Dân số già diễn ra chủ yếu ở
A. các nước đang phát triển.
B. các nước phát triển.
C. tất cả các nước trên thế giới.
D. các nước NICs.
Câu 1:
Biểu hiện tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là
A. tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. thúc đẩy sản xuất phát triển.
C. tăng cường sự hợp tác quốc tế.
D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 2:
Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng là biểu hiện của
A. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
B. các công ti xuyên quốc gia.
C. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
D. thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
Câu 3:
Tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là
A. UNFPA.
B. AFTA.
C. SAPTA.
D. NAFTA.
Câu 4:
NAFTA (North American Free Trade Agreemet) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Thị trường chung Nam Mĩ.
C. Quỹ Liên hợp quốc về các hoạt động dân số.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 5:
Hoạt động nào, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất?
A. Công nghiệp và nông nghiệp.
B. Công nghiệp và sinh hoạt.
C. Giao thông vận tải và nông nghiệp.
D. Thủ công nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 6:
Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là
A. thảm thực vật bị thiêu đốt.
B. suy giảm hệ sinh vật.
C. băng tan nhanh.
D. mực nước ngầm hạ thấp.
Câu 7:
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là
A. lượng chất thải công nghiệp tăng.
B. săn bắt động vật quá mức.
C. khai thác rừng bừa bãi.
D. nạn du canh du cư.
Câu 8:
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là
A. hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. hoạt động sản xuất công nghiệp.
C. khai thác rừng qúa mức.
D. khai thác dầu khí trên biển.
Câu 9:
Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là do
A. sự gia tăng khí C trong khí quyển.
B. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.
C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.
D. chất thải ra môi trường không qua xử lý.
Câu 10:
Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?
A. Sự suy giảm đa da sinh học.
B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.
C. Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
D. Làm thủ tầng ôdôn và mưa axít.
Câu 11:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do
A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông – biển.
B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra.
C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.
D. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.
Câu 12:
Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?
A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.
B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.
C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.
D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.
Câu 13:
Tầng ôdôn bị thủng là do
A. sự tăng lượng CO2 trong khí quyển.
B. khí thải CFCs trong khí quyển.
C. nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
D. chất thải từ ngành công nghiệp.
Câu 14:
Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là
A. gia tăng nhiều loại hình hoạt động du lịch.
B. chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa xử lí.
C. phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ.
D. đẩy mạnh việc đánh bắt thủy, hải sản.
Câu 15:
Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là
A. tan băng ở hai cực Trái Đất.
B. mực nước biển dâng cao hơn.
C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên.
D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.
Câu 16:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là
A. nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
B. khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
C. sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác.
D. diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Câu 17:
Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm biển và đại dương là
A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.
B. chất thải công nghiệp không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.
C. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.
D. đánh bắt cá bằng chất nổ.
Câu 18:
Nhận định nào dưới đây không phải là mục tiêu của phát triển bền vững?
A. Đạt được sự đầy đủ về vật chất.
B. Sự xuất hiệu của nhiều loài mới.
C. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
D. Sự giàu có về tinh thần và văn hóa.
Câu 1:
Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu
A. lương thực.
B. nhà ở.
C. nước sạch.
D. đất canh tác.
Câu 2:
Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm biển và đại dương là do
A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.
B. phân bố các mỏ khoáng sản.
C. sự phát triển của ngành du lịch biển.
D. khai thác các mỏ cát ở vùng ven biển.
Câu 3:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là do
A. biến đổi khí hậu.
B. mưa axit.
C. môi trường bị ô nhiễm.
D. khai thác thiên nhiên quá mức.
Câu 4:
Mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là
A. sự bất bình đẳng giàu nghèo giữa các tộc người.
B. xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố.
C. hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền...).
D. cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia.
Câu 5:
Biểu hiện nào cho thấy dân số thế giới đang có xu hướng già đi?
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.
B. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng thấp.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển ngày càng cao.
D. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
Câu 6:
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên là do
A. lỗ thủng tầng ô dôn ngày càng rộng ra.
B. mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất.
C. thảm thực vật ở nhiều nơi bị mất đi.
D. lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển.
Câu 7:
Biện pháp giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là
A. Phát triển theo chiều rộng.
B. Phát triển theo chiều sâu.
C. Phát triển nhanh.
D. Phát triển bền vững.
Câu 8:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %)
Biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 2000 – 2005?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ cột.
Câu 9:
Cho bảng số liệu:
TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây thứ tự sắp xếp giảm dần đúng tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là
A. Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan
C. Phi-líp-, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan.
D. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
Câu 10:
Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là
A. nạn thất nghiệp tăng lên.
B. chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.
C. thiếu nhân lực thay thế.
D. thị trường tiêu thụ thu hẹp.
Câu 11:
Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?
A. Thiếu lực lượng lao động trong xã hội.
B. Các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già.
C. Nguy cơ làm tăng dân số.
D. Nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 12:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là
A. Áp lực của gia tăng dân số.
B. Sự tăng trưởng của hoạt động nông nghiệp.
C. Sự tăng trưởng của hoạt động công nghiệp.
D. Sự tăng trưởng của hoạt động dịch vụ.
Câu 13:
Quốc gia nào thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường?
A. Liên Bang Nga.
B. Ấn Độ.
C. Hoa Kì.
D. Trung Quốc.
Câu 14:
Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?
A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực.
C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương.
D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 15:
Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là
A. Hấp thụ tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời.
B. Hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
C. Chống ô nhiễm môi trường không khí.
D. Bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.
Câu 16:
Vấn đề nào cần quan tâm để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu?
A. Bùng nổ và già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới.
B. Bùng nổ và già hóa dân số, nạn đói, dịch bệnh ở các quốc gia nghèo.
C. Nạn khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, bùng nổ và già hóa dân số.
D. Ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.
Câu 17:
Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần
A. hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu.
B. hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
C. hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.
D. hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững.