X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Bài tập Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường (có lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bài tập Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường Sinh học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Sinh học 12 giúp các bạn học tốt môn Sinh học hơn.

Bài tập Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường (có lời giải)

Câu 1:

Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì?

A. Có cấu trúc lớn nhất

B. Có chu trình tuần hoàn vật chất

C. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn

D. Có sự đa dạng sinh học

Xem lời giải »


Câu 2:

Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm?

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải

C. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Xem lời giải »


Câu 3:

Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là?

A. Hệ sinh thái biển

B. Hệ sinh thái nông nghiệp

C. Hệ sinh thái thành phố

D. Hệ sinh thái tự nhiên

Xem lời giải »


Câu 4:

Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở?

A. Thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng

B. Thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng

C. Chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng

D. Thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng

Xem lời giải »


Câu 5:

Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng như thế nào?

A. Lớn nhất

B. Tương đối lớn

C. Ít nhất

D. Tương đối ít

Xem lời giải »


Câu 6:

Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu?

A. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước

B. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương

C. Các hệ sinh thái rừng và biển

D. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Xem lời giải »


Câu 7:

Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:

A. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

B. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên

C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới

D. Savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Xem lời giải »


Câu 8:

Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

A. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định

B. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái

C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ

D. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xã sinh vật.

Xem lời giải »


Câu 9:

Hệ sinh thái bao gồm?

A. Quần xã sinh vật và sinh cảnh

B. Tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài

C. Các loài quần tụ với nhau tại 1 không gian xác định

D. Các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau

Xem lời giải »


Câu 10:

Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?

A. Các hệ sinh thái thảo nguyên

B. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng

C. Các hệ sinh thái hoang mạc

D. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)

Xem lời giải »


Câu 11:

Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có?

A. Thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…

B. Kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…

C. Có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…

D. Cả A, B và C

Xem lời giải »


Câu 12:

Hệ sinh thái là?

A. Hệ mở

B. Khép kín

C. Tự điều chỉnh

D. Cả A và C

Xem lời giải »


Câu 13:

Câu nào sau đây là không đúng?

A. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh

B. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại

C. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên

D. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người

Xem lời giải »


Câu 1:

Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?

A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

B. Hệ sinh thái biển

C. Hệ sinh thái sông, suối

D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Xem lời giải »


Câu 2:

Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau

C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Xem lời giải »


Câu 3:

Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.

B. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bâc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể

D. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật

Xem lời giải »


Câu 4:

Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:

A. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao, tính ổn định cao

B. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được con người chăm sóc nên ít bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao.

C. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định cao, năng suất sinh học cao

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên:

I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng.

II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Số nhận định đúng là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.

B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.

C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bởi các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.

D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất.

Xem lời giải »


Câu 7:

Phát biểu sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.

C. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.

D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.

Xem lời giải »


Câu 8:

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Xem lời giải »


Câu 9:

Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.

C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.

D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

Xem lời giải »


Câu 10:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?

I. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã tới môi trường vô sinh.

II. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.

III. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm…và một số vi khuẩn hóa tự dưỡng.

IV. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 11:

Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.

II. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.

IV.Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ.

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Xem lời giải »


Câu 12:

Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?

A. Các loài động vật.

B. Các loài vi sinh vật.

C. Các loài thực vật.

D. Xác chết của sinh vật.

Xem lời giải »


Câu 13:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?

I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.

III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.

IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 14:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài thú đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.

IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Xem lời giải »


Câu 1:

Lưới thức ăn gồm?

A. Nhiều chuỗi thức ăn

B. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

C. Nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung

D. Nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Xem lời giải »


Câu 2:

Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?

A. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

B. Dinh dưỡng

C. Động vật ăn thịt và con mồi

D. Giữa thực vật với động vật

Xem lời giải »


Câu 3:

Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là?

A. Quan hệ cạnh tranh

B. Quan hệ đối kháng

C. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi

D. Quan hệ hợp tác

Xem lời giải »


Câu 4:

Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?

A. Con chuột

B. Vi khuẩn

C. Trùng giày

D. Cây lúa

Xem lời giải »


Câu 5:

Có những dạng tháp sinh thái nào?

A. Tháp số lượng và tháp sinh khối

B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng

C. Tháp năng lượng và tháp số lượng

D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

Xem lời giải »


Câu 6:

Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì?

A. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao

B. Môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng

C. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn

D. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn

Xem lời giải »


Câu 7:

Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:

A. Thực vật → thỏ → người

B. Thực vật → người

C. Thực vật → động vật phù du → cá → người

D. Thực vật → cá → vịt → người

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → cá → vịt → người thì một loài động vật bất kì trong chuỗi có thể được xem là?

A. Sinh vật tiêu thụ

B. Sinh vật dị dưỡng

C. Sinh vật phân hủy

D. Sinh vật sản xuất

Xem lời giải »


Câu 9:

Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?

A. Động vật ăn thực vật

B. Thực vật

C. Động vật ăn động vật

D. Sinh vật phân giải

Xem lời giải »


Câu 10:

Câu nào sau đây là sai?

A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia nhiều vào chuỗi thức ăn

B. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất

C. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

D. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hay suy thoái

Xem lời giải »


Câu 11:

Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn?

A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn

B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn

C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn

D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn

Xem lời giải »


Câu 12:

Tháp sinh thái nào luôn có dạng chuẩn?

A. Tháp số lượng

B. Tháp sinh khối

C. Tháp năng lượng

D. Cả A, B và C

Xem lời giải »


Câu 13:

Câu nào sau đây là đúng?

A. Mọi tháp sinh thái trong tự nhiên luôn luôn có dạng chuẩn

B. Mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn

C. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

Xem lời giải »


Câu 1:

Cho các chuỗi thức ăn sau: Lúa → Cào cào → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3?

A. Cào cào

B. Ếch

C. Rắn

D. Đại bàng

Xem lời giải »


Câu 2:

Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng oxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử oxi tới mức này là do?

A. Sự tiêu dùng oxi của các quần thể cá, tôm

B. Các chất dinh dưỡng

C. Sự tiêu dùng oxi của các quần thể thực vật

D. Sự oxi hóa của các chất mùn bã

Xem lời giải »


Câu 3:

Giả sử có 1 mạng lưới dinh dưỡng như sau: Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn

B. Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2

C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết

D. Đại bàng là bậc dinh dưỡng cấp 5

Xem lời giải »


Câu 4:

Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình bên, khi bậc dinh dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì sinh vật nào sẽ tích tụ hàm lượng kim loại nặng lớn nhất? Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án

A. Sinh vật số 1

B. Sinh vật số 4

C. Sinh vật số 6

D. Sinh vật số 7

Xem lời giải »


Câu 5:

Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?

(1) Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.

(2) Có 4 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

(3) Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 6 mắt xích.

(4) Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.

4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Xem lời giải »


Câu 7:

Ý có nội dung không đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn là?

A. Cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.

B. Cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.

C. Cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ khơi đại dương vào bờ.

D. Quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ hay bị suy thoái

Xem lời giải »


Câu 8:

Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?

A. Nhái.

B. Đại bàng.

C. Rắn.

D. Sâu.

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái

I.Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn

II. Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống

III. Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lước thức ăn vẫn không thay đổi

IV. Lưới thức ăn càng đa dạng thì hệ sinh thái có tính ổn định càng cao

Có bao nhiêu phát biểu đúng

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Xem lời giải »


Câu 10:

Chuỗi thức ăn: "Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng"có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Xem lời giải »


Câu 11:

Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật là A, B, C, D, E, H, I, K, M. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

I. Lưới thức ăn này có tối đa 12 chuỗi thức ăn.

II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới này có 6 bậc dinh dưỡng.

III. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 3.

IV. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Xem lời giải »


Câu 12:

Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.

I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.

II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.

IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Xem lời giải »


Câu 13:

Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vườn xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim ăn sâu côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật tiêu thụ bậc 3.

IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 14:

Xét một lưới thức ăn như sau:

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.

II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Trong 10 loài nói trên, loài A tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

IV. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Xem lời giải »


........................................................

........................................................

........................................................

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 có lời giải hay khác: