Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 (năm 2023 mới nhất)


Haylamdo biên soạn tài liệu Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 mới, chuẩn nhất theo Bộ GD giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 (năm 2023 mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1

Xem thử

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành: GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ GV chia lớp thành 3 tổ thi với nhau. Phổ biến luật chơi:

Tổ 1: HS A (bạn đầu tiên ở bàn 1) nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số tiếp theo (liền sau số đó), HS C tương tự.

Tổ 2: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số có 3 chữ số bé hơn số của HS A, HS C tương tự.

Tổ 3: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số có 3 chữ số lớn hơn số của HS A, HS C tương tự.

+ Mỗi bạn có 3 giây để nói. Bạn bất kì trong tổ nói sai hoặc chậm thời gian cả tổ đó sẽ thua.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

2. Luyện tập:

Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1 000.  

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách đọc số.

GV hướng dẫn cho HS nhận biết hàng số thứ nhất.

- Hàng 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3a: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3b. (Làm việc cá nhân) Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.

- GV làm VD: 385 = 300 + 80 + 5

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 4) Số?

- GV cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

- GV Nhận xét, tuyên dương.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 5a. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS đọc tia số.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

- GV giải thích: số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liên tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.

- Yêu cầu HS nêu:

+ Số liền trước của 19 là?

+ Số liền sau của 19 là?

+ 18, 19, ? là 3 số liên tiếp.

+ 20, 19, ? là 3 số liên tiếp.

Bài 5b. (Làm việc cá nhân) Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

- GV cho HS nêu.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 1:

- 1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư).

- HS lần lượt làm bảng con viết số, đọc số:

+ Viết số: 245; Đọc số: Hai trăm bốn mươi lăm.

+ Viết số: 307; Đọc số: Ba trăm linh bảy.

+ Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271; Đọc số: Hai trăm bảy mươi mốt.

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

+ Con thỏ số 1: 750.

+ Con thỏ số 2: 999.

+ Con thỏ số 4: 504.

Bài 3:

a) HS làm vào vở.

+ 222: 2 trăm, 2 chục, 2 đơn vị.

+ 305: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị.

+ 598: 5 trăm, 9 chục, 8 đơn vị.

+ 620: 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị.

+ 700: 7 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

b) HS làm vào vở.

+ 538 = 500 + 30 + 8

+ 444 = 400 + 40 + 4

+ 307 = 300 + 0 + 7 (300 + 7)

+ 640 = 600 + 40 + 0 (600 + 40)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 4:

- 1 HS nêu: Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đơn vị.

- HS làm việc theo nhóm.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

Bài 5:

a) HS đọc tia số.

- HS quan sát.

- HS nêu:

+ Số liền trước của 19 là 18

+ Số liền sau của 19 là 20

+ 18, 19, 20 là 3 số liên tiếp.

+ 20, 19, 18 là 3 số liên tiếp.

b) HS nêu kết quả:

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

- Hai bạn học sinh trong cùng một bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Bột bạn học sinh đứng dậy nhận xét bài bạn.

- Cả lớp quan sát, lắng nghe, sửa bài vào vở nếu sai.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phân tích số”

+ Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng.

Bảng 1:

….. = 300 + 60 + 5

….. = 500 + 30 + 1

….. = 400 + 5

….. = 700 + 40

801 = … + 1

689 = … + … + …

444 = 400 + … + …

909 = 900 + …

Bảng 2:

…. = 600 + 50

…. = 800 + 60 + 4

…. = 500 + 3

…. = 900 + 40 + 5

999 = … + … + …

212 = 200 + … + …

195 = … + 90 + 5

701 = 700 + …

+ Học sinh chuẩn bị phấn.

+ Thời gian 3 – 5 phút.

+ Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn các thành viên tham gia chơi (5 – 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các thành viên trong đội đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền.

+ Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền, … Cứ như thế tiếp tục cho đến hết.

+ Các bạn học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Kết quả đúng của hai bảng:

Bảng 1:

365 = 300 + 60 + 5

531 = 500 + 30 + 1

405 = 400 + 5

740 = 700 + 40

801 = 800 + 1

689 = 600 + 80 + 9

444 = 400 + 40 + 4

909 = 900 + 9

Bảng 2:

650 = 600 + 50

864 = 800 + 60 + 4

503 = 500 + 3

945 = 900 + 40 + 5

999 = 900 + 90 + 9

212 = 200 + 10 + 2

195 = 100 + 90 + 5

701 = 700 + 1

 

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................


BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học.

+ GV phổ biến luật chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Em hô to một số bất kì trong phạm vi 1 000 và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kì để “truyền điện”. Lúc nào em B phải nói tiếp số liền sau của số đó rồi chỉ nhanh vào em C bất kì, em C tiếp lục nói số liền sau của số em B đã nói, tiếp tục “truyền điện” như thế đến khi tất cả các học sinh trong lớp đều được “truyền điện” (lưu ý bạn nào đã được truyền điện thì đứng lên tại chỗ).

+ Mỗi bạn có 2 giây để hô, bạn nào quá thời gian và hô sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ mình lên bảng.

- Khi kết thúc trò chơi GV nhận xét, tuyên dương và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

Mục tiêu:

+ Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số.

GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu  “>, <, =” ở câu có dấu “?”.

-Chẳng hạn: 400 + 70 + 5 = 475;

a) 505 ⍰ 550

399 ⍰ 401

100 ⍰ 90 + 9

b) 400 + 70 + 5 ⍰ 475

738 ⍰ 700 + 30 + 7

50 + 1 ⍰ 50 – 1

- Câu a học sinh làm bảng con.

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV hướng dẫn cho học sinh cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 1 năm 2023 mới nhất

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

Sắp xếp các số 531, 513, 315, 351 theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn.

b) Từ lớn đến bé.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn: Ba con lợn có cân nặng lần lượt là 99 kg, 110 kg và 101 kg. Biết lợn trắng nặng nhất và lợn đen nhẹ hơn lợn khoang.

+ Con lợn trắng cân nặng ? kg.

+ Con lợn đen cân nặng ? kg.

+ Con lợn khoang cân nặng ? kg.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- 1 HS nêu cách so sánh  số và đọc các dấu “>, <, =”.

- HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu:

505 < 550

399 < 401

100 > 90 + 9

738 > 700 + 30 + 7

50 + 1 > 50 – 1

 

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

- HS xác định xem số liền sau hơn hoặc kém số liền trước bao nhiêu đơn vị.

a) 310; 311; 312; 313; 314; 315; 316; 317; 318; 319.

b) 1000; 999; 998; 997; 996; 995; 994; 993; 992; 991.

 

 

Bài 3:

- HS làm vào vở.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 315, 351, 513, 531

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 531, 513, 351, 315

Bài 4:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài

Ta có 99 kg < 101 kg < 110 kg

Biết lợn trắng nặng nhất nên:

+ Con lợn trắng cân nặng 110 kg.

Lợn đen nhẹ hơn lợn khoang nên lợn đen nặng nên:

+ Con lợn đen cân nặng 99 kg.

+ Con lợn khoang cân nặng 101 kg.

- HS nêu kết quả:

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

+ Giáo viên gọi mỗi tổ một bạn bất kì. Lần lượt từng bạn nêu cân nặng của mình. Giáo viên viết cân nặng của từng bạn lên bảng và yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi sau:

Bạn nào nặng nhất?

Bạn nào nhẹ nhất?

- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm.

HS sắp xếp các số cân nặng của ba bạn theo thứ tự từ bé đến lớn và giơ tay xung phong trả lời câu hỏi của giáo viên.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................


................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử