Bài tập về phản ứng phân hủy cực hay, có đáp án
Bài tập về phản ứng phân hủy cực hay, có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập về phản ứng phân hủy cực hay, có đáp án môn Hoá học lớp 8 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 8.
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
- Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Ví dụ:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑
2KClO3 2KCl + 3O2↑
- Các bước giải bài tập:
+ Tính số mol các chất đã cho
+ Viết phương trình hóa học
+ Xác định chất dư, chất hết (nếu có), tính toán theo chất hết
+ Tính khối lượng hoặc thể tích các chất theo yêu cầu đề bài
- Nắm vững kiến thức về lập phương trình hóa học, cân bằng hóa học và các công thức chuyển đổi khối lượng, thể tích
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mtham gia = msản phẩm
- Nếu bài cho số liệu số mol cả chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm thì tính toán theo chất sản phẩm.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?
a) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑
b) CaO + CO2 CaCO3.
c) 2HgO 2Hg + O2↑
d) Cu(OH)2 CuO + H2O.
Hướng dẫn giải:
- Phản ứng b) là phản ứng hóa hợp do chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai chất ban đầu.
- Phản ứng a); c); d) là phản ứng phân hủy do từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Ví dụ 2: Nung đá vôi CaCO3 thu được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a. Phương trình hóa học: CaCO3 CaO + CO2↑
b. Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất CaCO3 (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất: vôi sống (CaO) và khí cacbonic(CO2).
Ví dụ 3: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và khí oxi.
a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ
b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đktc)
Hướng dẫn giải:
a. Phương trình hóa học: 2KNO3 2KNO2 + O2↑
b. nO2 = = 0,075 mol
Theo phương trình: nKNO3 = 2nO2 = 2.0,075 = 0,15 mol
Khối lượng KNO3 cần dùng là: mKNO3 = 0,15.101 = 15,15 gam
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:
A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới.
B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.
C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra.
Đáp án C
Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Câu 2: Chọn nhận xét đúng:
A. Phản ứng phân hủy là một dạng của phản ứng hóa học.
B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng oxi hóa khử.
C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra duy nhất 2 chất mới.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án A
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
Câu 3: Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là
A. 2 sản phẩm.
B. 3 sản phẩm.
C. 1 sản phẩm.
D. 2 hay nhiều sản phẩm.
Đáp án D
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
Ví dụ: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑
Câu 4: Phản ứng phân hủy là
A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2↑
B. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
C. CaO + CO2 CaCO3
D. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑
Đáp án D
Vì từ một chất ban đầu là KMnO4 sinh ra nhiều chất mới: K2MnO4 ,MnO2 ,O2
Câu 5: Cho các phản ứng sau:
1) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
2) CuO + H2 Cu + H2O
3) 2KNO3 2KNO2 + O2 ↑
4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
5) CH4 + 2O2 CO2↑ + 2H2O
Số phản ứng phân hủy là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới
Các phản ứng phân hủy là:
3) 2KNO3 2KNO2 + O2 ↑
4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Câu 6: Phản ứng phân hủy nào sau đây không điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
B. 2H2O2 2H2O + O2↑
C. 2KClO3 2KCl + 3O2↑
D. 2H2O 2H2↑ + O2↑
Đáp án D
2H2O 2H2↑ + O2↑ là phản ứng sản xuất khí oxi trong công nghiệp
Câu 7: Oxi có thể thu được từ phản ứng phân hủy chất nào sau đây?
A. KMnO4.
B. NaHCO3.
C. (NH4)2SO4.
D. CaCO3.
Đáp án A
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
Câu 8: Số gam KMnO4 cần phân hủy để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là:
A. 20,7g
B. 42,8g
C. 14,3g
D. 31,6g
Đáp án D
nO2 = = 0,1 mol
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
0,2 ← 0,1 (mol)
mKMnO4 = 0,2.158 = 31,6 g
Câu 9: Khi phân hủy có xúc tác 122,5g Kaliclorat (KClO3) thể tích khí oxi (đktc) thu được là :
A. 48 lít
B. 24,5 lít
C. 67,2 lít
D. 33,6 lít
Đáp án D
nKClO3 = = 1 mol
2KClO3 2KCl + 3O2↑
1 → 1,5 (mol)
Vậy VO2 = 1,5.22,4 = 33,6 lít
Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% . Giá trị của V là
A. 2,24
B. 1,792
C. 10,08
D. 8,96
Đáp án B
nKMnO4 = = 0,2 mol
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
0,2 → 0,1 (mol)
Vì H% = 80% ⇒ nO2 thực tế =0,1.80% = 0,08 mol
⇒ VO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít).