Cách giải bài tập về oxit, phân loại oxit cực hay, có đáp án
Cách giải bài tập về oxit, phân loại oxit cực hay, có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Cách giải bài tập về oxit, phân loại oxit cực hay, có đáp án môn Hoá học lớp 8 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 8.
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Cần nắm vững các kiến thức sau:
I. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...
II. Công thức
Công thức chung:
Haylamdo biên soạn và sưu tầm:
- M là nguyên tố khác oxi, M có hóa trị n.
- x, y: chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y
III. Phân loại
Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.
1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.
2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.
+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
Chú ý:
- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.
Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.
- Ngoài hai loại oxit chính là oxit axit và oxit bazơ còn có oxit lưỡng tính (ví dụ: Al2O3, ZnO…) và oxit trung tính (ví dụ: NO, CO…) (sẽ học ở lớp 9).
Phương pháp giải bài tập xác định công thức oxit dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng:
Bước 1: Gọi công thức của oxit có dạng R2On
Bước 2: Dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng => xác định mối liên hệ giữa R và n
Bước 3: Lập bảng xác định R dựa vào n, cho n từ 1, 2, 3, 4… Nếu đầu bài đã cho biết R hoặc n thì không cần lập bảng.
Bước 4: Chọn giá trị R phù hợp với n và kết luận nguyên tố R.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.
b) Phân loại các oxit đã xác định ở ý (a).
Hướng dẫn giải:
a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, MgO, SO3, CO2.
b) Oxit axit: SO3, CO2.
Oxit bazơ: BaO, MgO.
Ví dụ 2: Cho các oxit sau: SO2, CaO, Al2O3, P2O5.
a) Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào?
b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên.
Hướng dẫn giải:
a) SO2 tạo nên từ 2 đơn chất là S và O2.
CaO tạo nên từ 2 đơn chất là Ca và O2.
Al2O3 tạo nên từ 2 đơn chất là Al và O2.
P2O5 tạo nên từ 2 đơn chất là P và O2.
b) Phương trình phản ứng:
S + O2 SO2
2Ca + O2 → 2CaO
4Al + 3O2 2Al2O3
4P + 5O2 2P2O5
Ví dụ 3: Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định công thức hóa học của oxit.
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức oxit của S cần tìm là S2On
Nguyên tố S chiếm 50% về khối lượng :
=> %mS = .100% = 50%
=> 2.32 = 0,5.(2.32 + 16n) => n = 4
=> Công thức chưa tối giản là S2O4 => công thức oxit là SO2.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit?
A. K2O.
B. H2S.
C. CuSO4.
D. Mg(OH)2.
Đáp án A.
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Hợp chất thuộc loại oxit là: K2O
Câu 2: Oxit bắt buộc phải có nguyên tố nào?
A. Oxi .
B. Halogen.
C. Hiđro.
D. Lưu huỳnh.
Đáp án A.
Oxit bắt buộc phải có nguyên tố oxi.
Vì theo định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Câu 3: ZnO thuộc loại oxit gì?
A. Oxit axit.
B. Oxit bazơ.
C. Oxit trung tính.
D. Oxit lưỡng tính.
Đáp án D.
ZnO thuộc loại oxit lưỡng tính vì tạo bởi ZnO vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?
A. CO2
B. SO2
C. CuO
D. CuS
Đáp án D.
Hợp chất không phải là oxit là: CuS vì không có nguyên tử O.
Câu 5: Cho các công thức sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là:
A. CaO, CuO
B. NaO, CaO
C. NaO, CO3
D. CuO, CO3
Đáp án C.
Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO
Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO
Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O
C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2
=> không có công thức oxit NaO và CO3.
Câu 6: Chỉ ra các oxit bazơ trong các oxit sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O
A. P2O5, CaO, CuO
B. CaO, CuO, BaO, Na2O
C. BaO, Na2O, P2O3
D. P2O5, CaO, P2O3
Đáp án B.
Oxit bazơ là oxit của kim loại. Các kim loại là: Ca, Cu, Ba, Na…
=> các oxit bazơ là: CaO, CuO, BaO, Na2O
Câu 7: Chỉ ra các oxit axit trong các oxit sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2.
A. P2O5, CaO, CuO, BaO
B. BaO, SO2, CO2
C. CaO, CuO, BaO
D. SO2, CO2, P2O5
Đáp án D.
Oxit axit thường là oxit của phi kim. Các phi kim là: P, S, C…
=> các oxit axit là: SO2, CO2 , P2O5.
Câu 8: Axit tương ứng của oxit axit SO2 là
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. HSO3.
D. SO3.2H2O.
Đáp án A.
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3.
Câu 9: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
A. C, oxit axit.
B. Fe, oxit bazơ.
C. Mg, oxit bazơ.
D. Fe, oxit axit.
Đáp án B.
Oxit của R có hóa trị III là R2O3
Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng
=> %mR = .100% =70%
=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56 (g/mol)
=> R là nguyên tố Fe.
Oxit Fe2O3 là oxit bazơ.
Câu 10: Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng như sau:
mFe : mO = 7 : 2. Xác định công thức hóa học của oxit?
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. FeO2.
D. Fe2O4.
Đáp án A.
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On
Giả sử có 1 mol Fe2On
=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam
Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.
Ta có: mFe : mO = 7 : 2 hay => n= 2
=> công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxit cần tìm là FeO.