X

Các dạng bài tập Hóa học lớp 8


Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết


Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết môn Hoá học lớp 8 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 8.

Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

Một số kiến thức cần nắm vững về muối:

1. Khái niệm

- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

- Ví dụ: NaCl, CuSO4, CaCO3, NaNO3,...

2. Công thức hóa học

- Thành phần phân tử: một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều gốc axit.

- Công thức hóa học dạng: MxAy

Trong đó: - M : là nguyên tử kim loại.

- A : là gốc axit.

Ví dụ: Na2CO3 NaHCO3

Gốc axit : =CO3 - HCO3

3. Tên gọi

- Tên muối = Tên KL + hoá trị (nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

Ví dụ:

Na2SO4: Natri sunfat

Na2SO3: Natri sunfit

- Tên gốc axit:

+ Gốc axit tương ứng với axit không có oxi: Tên gốc = tên phi kim + ua

+ Gốc axit tương ứng với axit có nhiều oxi: Tên gốc = tên phi kim + at

+ Gốc axit tương ứng với axit có ít oxi: Tên gốc = tên phi kim + it

Xác định công thức hoá học của muối khi biết thành phần các nguyên tố

Gọi công thức tổng quát của hợp chất là AxBy

Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

mA = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết; mB = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết

Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.

Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết

Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi sau: Sắt (III) sunfat, Magie hiđrocacbonat, Kẽm sunfat, Đồng (II) clorua

Lời giải

Sắt (III) sunfat: Fe2(SO4)3

Magie hiđrocacbonat: Mg(HCO3)2

Kẽm sunfat: ZnSO4

Đồng (II) clorua: CuCl2

Ví dụ 2: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Al(OH)3+ H2SO4 → Al2(SO4) + H2O

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên

b) Gọi tên các muối tạo thành

Lời giải

a) Phương trình hóa học:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

b) Gọi tên các muối tạo thành:

NaCl: Natri clorua

Al2(SO4)3: Nhôm sunfat

Ví dụ 3: Muối A chứa Ca, C và O. Biết thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố Ca, C, O lần lượt là: 40%, 12%, 48%. Xác định công thức hóa học của A biết khối lượng mol của hợp chất là: 100 g/mol

Lời giải

- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCa = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 40 gam; mC = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 12 gam

mO = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 48 gam

- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất là:

nCa = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 1 mol; nC = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 1 mol; nO = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 3 mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là: CaCO3 (Canxi cacbonat)

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Công thức hóa học của muối bạc clorua là:

A. AgCl2

B. Ag2Cl

C. Ag2Cl3

D. AgCl

Đáp án D

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

⇒ Công thức hóa học của bạc clorua là AgCl

Câu 2: Công thức hóa học của muối nhôm clorua là:

A. AlCl.

B. Al3Cl.

C. AlCl3.

D. Al3Cl2.

Đáp án C

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

⇒ Công thức hóa học của muối nhôm clorua là AlCl3

Câu 3: Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là:

A. natri sunfat.

B. natri sunfit.

C. sunfat natri.

D. natri sunfuric.

Đáp án A

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

⇒ tên gọi của Na2SO4 là: Natri sunfat

Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải là muối?

A. Đồng (II) nitrat

B. Kali clorua

C. Sắt (II) sunfat

D. Canxi hiđroxit

Đáp án D

Muối = kim loại + gốc axit

Hợp chất không phải muối là: Canxi hiđroxit vì canxi hiđroxit thuộc loại bazơ

Câu 5: Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Có bao nhiêu hợp chất là muối?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án A

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit ⇒ Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2

Câu 6: Cho phương trình sau: Zn +H2SO4 → ZnSO4 +H2↑. Tên gọi của muối thu được là:

A. Kẽm (II) sunfat

B. Kẽm sunfat

C. Kẽm (II) sunfit

D. Sunfat kẽm

Đáp án B

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

⇒ tên gọi của ZnSO4 là: Kẽm sunfat.

Câu 7: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối:

A. MgCl2; Na2SO4; KNO3

B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

C. CaSO4; HCl; MgCO3

D. H2O; Na3PO4; KOH

Đáp án A

Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl2; Na2SO4; KNO3

Loại B vì H2SO4 là axit, Ba(OH)2 là bazơ

Loại C vì HCl là axit

Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ

Câu 8: Một hợp chất gồm 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh. Tìm công thức hóa học đơn giản của hợp chất đó?

A. MgS.

B. Mg2S.

C. MgS2.

D. Mg2S2

Đáp án A

Giả sử phần Mg có khối lượng 3 gam → phần lưu huỳnh có khối lượng 4 gam.

Số mol Mg kết hợp với lưu huỳnh: nMg = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 0,125 mol

Số mol S kết hợp với magie: nS = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 0,125 mol

Vậy 0,125 mol nguyên tử Mg kết hợp với 0,125 mol nguyên tử S

Nên công thức hóa học đơn giản của hợp chất là MgS (Magie sunfua)

Câu 9: Một hơp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S và 40% O. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (biết khối lượng mol của hợp chất là 160 g/mol)

A. CuSO3

B. CuSO4

C. Cu2SO4

D. Cu2(SO4)3

Đáp án B

- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết

- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất là:

Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết

Vậy công thức hoá học của hợp chất là: CuSO4

Câu 10: Hợp chất A có khối lượng mol 58,5 g/mol, thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Công thức hóa học của hợp chất là:

A. NaCl

B. NaCl2

C. Na2Cl

D. Na2Cl2

Đáp án A

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCl = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 35,5 gam; mNa = 58,5 – 35,5 = 23 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nCl = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 1 mol; nNa = Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết = 1 mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là NaCl (Natri clorua)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác: