X

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Cơ năng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng - Chân trời sáng tạo

1. Động năng và thế năng

Trong cơ học, năng lượng tồn tại ở hai dạng cơ bản là động năng và thế năng.

- Động năng là dạng năng lượng mà một vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

Biểu thức tính: Wđ=12m.v2

Trong đó:

+ m (kg) là khối lượng của vật.

+ v (m/s) là tốc độ chuyển động của vật.

+ Wđ (J) là động năng của vật.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng | Chân trời sáng tạo

- Thế năng (thế năng trọng trường) là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao).

Thế năng phụ thuộc vào mốc chọn tính độ cao (thường chọn gốc thế năng tại mặt đất). Vật có trọng lượng càng lớn và ở độ cao càng lớn thì thế năng của vật càng lớn.

Biểu thức tính: Wt = P.h = m.g.h

Trong đó:

+ P (N) là trọng lượng của vật,

+ h (m) là độ cao của vật so với mặt đất,

+ Wt (J) là thế năng của vật.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng | Chân trời sáng tạo

2. Cơ năng và sự chuyển hóa năng lượng

- Tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng

W = Wđ + Wt

Đơn vị đo cơ năng là jun (J).

- Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

Ví dụ: Khi đi từ A đến O, thế năng của vật đang chuyển hóa dần thành động năng.

Khi đi từ O đến B, động năng của vật đang chuyển hóa dần thành thế năng.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng | Chân trời sáng tạo

Quá trình diễn ra ngược lại khi con lắc đi từ B đến O và từ O đến A. Như vậy, trong quá trình lao động của con lắc có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác: