Lý thuyết KHTN 9 Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate - Chân trời sáng tạo
1. Nguồn đá vôi và ứng dụng từ đá vôi
a. Nguồn đá vôi và thành phần chính của đá vôi trong tự nhiên
- Đá vôi là loại đá trầm tích được tìm thấy và khai thác ở các vùng mỏ hoặc núi đá vôi, với thành phần chính là hợp chất calcium carbonate (CaCO3).
- Nguồn đá vôi được tìm thấy và khai thác từ các mỏ hoặc núi đá vôi ở nhiều nơi trên thế giới.
b. Các ứng dụng từ đá vôi
Đá vôi là nguyên – vật liệu quan trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất.
- Đá vôi nghiền là loại đã vôi đã được nghiền nhỏ. Đá vôi nghiền được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh, xi măng,…
- Vôi sống (thành phần chính là calcium oxide) là sản phẩm sau khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao: . Vôi sống được sử dụng trong xử lí nước nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,…
- Vôi tôi (thành phần chính là calcium hydroxide) là sản phẩm khi hoà tan vôi sống vào nước: CaO + H2O → Ca(OH)2, dùng để khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,…
2. Một số ứng dụng quan trọng cuar silicon và hợp chất của silicon
- Silicon (Si) là nguyên tố phổ biến thứ hai trong tự nhiên, đứng sau oxygen.
- Si chiếm khoảng ¼ hàm lượng vỏ Trái Đất.
- Trong tự nhiên, silicon không tồn tại ở dạng đơn chất, chỉ ở dạng hợp chất.
a. Ứng dụng quan trọng của silicon
Silicon được khai thác và sử dụng cho các mục đích công nghiệp khác nhau.
b. Ứng dụng quan trọng của hợp chất silicon
Các hợp chất của silicon được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
3. Sơ lược ngành công nghiệp silicate
Ngành công nghiệp silicate là ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm như: đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng từ những hợp chất của silicon và các hoá chất khác.
a. Các công đoạn chính của sản xuất đồ gốm, sứ
- Sản xuất gạch, ngói:
+ Nguyên liệu chính: đất sét, nước, có hoặc không có cát.
+ Công đoạn chính: Nghiền, trộn đều hỗn hợp các nguyên liệu thành khối dẻo; tạo hình sản phẩm rồi sấy khô; nung sản phẩm đã sấy khô ở nhiệt độ cao.
- Sản xuất sứ:
+ Nguyên liệu chính: đất sét trắng, cát trắng, nước và một số hợp chất tạo màu của kim loại.
+ Công đoạn chính: Nghiền mịn, trộn đều hỗn hợp các nguyên liệu thành khối dẻo; tạo hình sản phẩm rồi sấy khố; nung sản phẩm lần thứ nhất ở nhiệt độ cao; trang trí và tráng men (nhuộm màu của một số hợp chất của kim loại) lên sản phẩm rồi nung lần thứ hai ở nhiệt độ cao.
b. Các công đoạn chính của sản xuất thuỷ tinh
- Thành phần chính thường gồm muối sodium silicate (Na2SiO3) và calcium silicate (CaSiO3).
- Nguyên liệu sản xuất: Cát thạch anh (cát trắng), đá vôi và soda (Na2CO3).
- Các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh:
+ Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, soda theo một tỉ lệ thích hợp.
+ Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 900oC thành thuỷ tinh nhão.
+ Làm nguội từ từ được thuỷ tinh dẻo, ép thổi thuỷ tinh dẻo thành các đồ vật theo ý muốn.
- Sản phẩm thuỷ tinh như kính, bình hoa, li, cốc,…
c. Các công đoạn chính của sản xuất xi măng
- Xi măng là nguyên liệu kết dính dùng trong ngành xây dựng.
- Thành phần chính của xi măng là calcium silicate, calcium aluminate.
- Nguyên liệu sản xuất: đất sét, đá vôi, cát,…
- Các bước chính sản xuất xi măng:
+ Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước thành dạng bùn.
+ Nung hỗn hợp trên trong lò quay hoặc lò đứng ở nhiệt độ khoảng 1400 – 1500oC, thu được clinke rắn.
+ Để clinke nguội sau đó nghiền chung với các phụ gia thành bột mịn, đó là xi măng.
- Nước ta có nhiều cơ sở sản xuất xi măng ở Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An,….