Lý thuyết KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp - Chân trời sáng tạo
1. Thấu kính
- Thấu kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa, …) được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong.
- Có hai loại thấu kính: rìa mỏng và rìa dày.
+ Thấu kính hội tụ là thấu kính rìa mỏng cho chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính được chùm tia ló hội tụ.
+ Thấu kính phân kì là thấu kính rìa dày cho chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính được chùm tia ló phân kì.
- Quang tâm O là một điểm trong thấu kính mà mọi tia sáng đi qua nó đều truyền thẳng.
- Trục chính là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với bề mặt thấu kính.
- Tiêu điểm F là một điểm trên trục chính. Tia tới song song với trục chính thì tia ló hoặc đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm chính.
- Tiêu cự f của thấu kính là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính: f = OF.
2. Ảnh của vật qua thấu kính – cách vẽ ảnh
- Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn chắn. Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng lớn hơn tiêu cự sẽ cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
- Vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn tiêu cự sẽ cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
- Vật đặt trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- Để xác định độ lớn của ảnh hay vật, khoảng cách từ vật hay ảnh đến thấu kính, ta sử dụng sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh.
3. Kính lúp
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ vài centimetre), dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp để cho ảnh ảo lớn hơn vật.
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2
Sơ đồ tóm tắt chủ đề 2