Lý thuyết KHTN 9 Bài 3: Công và công suất - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 3: Công và công suất sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 3: Công và công suất - Chân trời sáng tạo
1. Công
- Trong tự nhiên, khi các vật tương tác với nhau, năng lượng có thể được truyền từ vật này sang vật khác. Có hai hình thức truyền năng lượng cơ bản, đó là truyền nhiệt và thực hiện công.
- Khi một lực tác dụng lên vật làm vật dịch chuyển một quãng đường theo hướng của lực, người ta nói lực đã thực hiện một công cơ học.
- Công cơ học (công) là số đo phần năng lượng mà vật nhận vào hoặc mất đi do tương tác với vật khác.
Biểu thức: A = F.s
- Trong đó:
+ F (N) là độ lớn của lực.
+ S (m) là quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực.
+ A (J) là công cơ học.
- Đổi đơn vị:
1 kJ = 1 000 J
1 MJ = 1 000 000 J
1 cal = 4,186 J
1 BTU = 1 055 J
2. Công suất
- Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công. Công suất được xác định bởi công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
Biểu thức:
Trong đó:
+ là công suất (W).
+ A là công thực hiện (J).
+ t là thời gian thực hiện công (s).
- Công suất càng lớn thì tốc độ thực hiện công càng nhanh.
- Các đơn vị của công suất:
1 kW = 1 000 W
1 MW = 1 000 kW = 1 000 000 W
1 HP = 746 W
1 CV = 736 W
1 BTU/h = 0,293 W
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ I
Sơ đồ tổng kết chủ đề 1