Lý thuyết KHTN 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose - Chân trời sáng tạo
1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose
- Trong tự nhiên, tinh bột có nhiều trong các loại gạo, khoai, ngũ cốc và một số loại quả xanh,… cellulose có nhiều trong bông vải, gỗ, tre,…
- Tinh bột là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng thành hồ tinh bột.
- Cellulose là chất rắn, màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước.
2. Tính chất hoá học của tinh bột và cellulose
- Công thức phân tử chung của tinh bột và cellulose là (C6H5O10)n, trong đó n gọi là số mắt xích (n có giá trị rất lớn, giá trị n trong cellulose lớn hơn giá trị n trong tinh bột).
- Tinh bột và cellulose đều bị thuỷ phân tạo ra glucose:
- Tinh bột tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng.
3. Ứng dụng của tinh bột và cellulose – Sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh
a. Ứng dụng của tinh bột và cellulose
- Tinh bột là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người và nhiều loại động vật; trong công nghiệp, nó được dùng để sản xuất ethylic alcohol,…
- Cellulose có nhiều ứng dụng trong đời sống: sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi,…
b. Sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh và vai trò của chúng
- Tinh bột được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Quá trình quang hợp giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.
+ Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chất diệp lục, nước và khí carbon dioxide trong không khí sẽ xảy ra quá trình quang hợp tạo ra glucose:
+ Các phân tử glucose lại kết hợp với nhau thành tinh bột, cellulose:
nC6H12O6 → (C6H10O5)n + nH2O
- Cellulose tạo nên thành tế bào của thực vật, tạo nên bộ khung của thực vật.