X

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng - Chân trời sáng tạo

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng | Chân trời sáng tạo

2. Định luật khúc xạ ánh sáng

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

- Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) là một hằng số.

sinisin r=hằng số

Lý thuyết KHTN 9 Bài 4: Khúc xạ ánh sáng | Chân trời sáng tạo

3. Chiết suất của môi trường

- Chiết suất n của một môi trường trong suốt được xác định bằng tỉ số giữa tốc độ của ánh sáng trong chân không (hoặc không khí) với tốc độ ánh sáng trong môi trường đó.

n=cv

Trong đó:

+ c = 300 000 km/s là tốc độ ánh sáng trong chân không.

+ v là tốc độ của ánh sáng trong môi trường.

+ n là chiết suất của một môi trường.

- Chiết suất n cho biết tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường đó nhỏ hơn bao nhiêu lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

Biểu thức: n21=n2n1=v1v2=sinisinr

+ n21: Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1

+ n1 là chiết suất của môi trường 1

+ n2 là chiết suất của môi trường 2

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác: